Đời sống

Phật nói: 'Giang sơn dễ đổi bản tính khó dời, ai cũng có lỗi lầm chỉ có thiện tâm mới cảm hóa lòng người'

Hãy lắng nghe câu chuyện ý nghĩa sau để hiểu rõ hơn về con người.

'Vợ chồng là duyên, con cái là nợ, không duyên không lấy, không nợ không theo' / Thứ đáng sợ nhất trên cõi đời này là gì?

Cùng đọc câu chuyện sau:

"Vào thời nhà Minh (1368-1644), có một người đàn ông ở tỉnh Sơn Tây tên là Ngũ Thiên Cân, là người học võ nên rất dũng mãnh và khá hung dữ. Mỗi khi anh ta nghe thấy ai đó nói câu nào không hợp ý mình liền lao vào đánh người. Anh ta thường lấy đồ hoặc vay tiền người khác mà không hoàn trả, mọi người ai cũng sợ anh ta.

Một ngày trời rất nóng bức, anh ta leo lên lầu thượng của một tòa nhà để hóng mát. Mọi người ở đó thấy anh ta sợ quá đều bỏ chạy cả, chỉ duy có một ông lão vẫn đứng đó không động đậy. Anh ta thấy vậy bèn nổi cơn thịnh nộ:“Bọn chúng chạy cả rồi, chỉ còn ông vẫn đứng đó, có phải ông vẫn chưa biết quyền cước của ta lợi hại thế nào chăng?”

Ông lão đáp:“Anh chấp mê bất ngộ. Cha mẹ anh dưỡng dục anh trưởng thành, hy vọng anh trở thành người có ích cho đất nước. Anh thân đầy võ nghệ, đã không báo đáp cho quốc gia, lại còn hành xử như kẻ vô lại. Quốc gia đã thiếu mất một nhân tài hữu dụng, đáng tiếc thay, đáng tiếc thay!”.

Ngũ Thiên Cân sau khi nghe lời dạy bảo của ông lão, cảm thấy rất hổ thẹn, nói trong nước mắt:“Mọi người đều nói tôi là kẻ xấu, tôi cũng thấy mình là kẻ xấu. Hôm nay nghe lời dạy bảo của lão nhân gia như tiếng chuông sớmđánh thức tôi khỏi giấc ngủ mê. Nhưng tôi hành ác đã lâu, giống như trăng khuyết đến bao giờ mới tròn đầy trở lại. Tôi tự hỏi tôi còn có thể trở thành chính nhân quân tử được hay không?”

Ông lão đáp: “Nếu anh kiên quyết hồi tâm chuyển ý, tu thân hướng thiện thì lẽ nào lại không thể tu thành chính nhân quân tử được?”Ngũ Thiên Cân từ đó xa lánh điều ác, chú trọng làm việc thiện, tận sức báo đáp quốc gia. Về sau ông được phong làm Phó Nguyên soái, trị quân nghiêm minh, thương dân như con, được dân chúng khắp nơi khen ngợi."

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Giáo dục con người bằng “đức” giúp họ khởi phát thiện tính trong tâm linh, nâng cao đạo đức con người bằng cách giúp họ từ bỏ đi sự ích kỷ và vụ lợi.

Thử hỏi sống ở đời có ai mà chẳng bị vấp ngã đôi lần, nhiều khi mắc sai lầm. Nhưng điều quan trọng là chúng ta có nhận ra được lỗi lầm hay không? Có muốn thấy được lỗi lầm của bản thân hay không? Khi đã nhận thấy lỗi lầm của bản thân thì ta có chịu khắc phục lỗi lầm ấy hay không? Đó mới là điều quan trọng.

Cách giáo hóa con người theo hướng "thiện" rất quan trọng vì nó cải biến nhân tâm từ căn bản. Nó hướng chúng ta đi tìm chân lý, phục hồi bản tính và lương tri, khuyến khích hành thiện, giải thể hết thảy những nhân tố bất chính.

* Thông tin chỉ mang tính chất chiêm nghiệm, tham khảo!

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm