Đời sống

Phụ nữ ở nhà, bữa cơm chan nước mắt

"Người phụ nữ nên đi làm để khẳng định mình, đóng góp cho xã hội và làm gương cho con cái", giáo sư Vũ Gia Hiền khuyên.

Phòng khách treo tranh gì để mang lại may mắn, tài lộc cho gia chủ? / Nghe nhạc khi chạy bộ hiệu quả nhưng cũng có rủi ro, chị em cần lưu ý 3 điều này khi chọn tai nghe chạy bộ

Đang làm giáo viên tại trường cấp ba của thành phố, kết hôn xong có bầu luôn, Vy, 28 tuổi (Q4, TP Hồ Chí Minh), nghỉ việc để ở nhà dưỡng thai và lo cho gia đình, sau khi nghe chồng thuyết phục "Anh thừa sức lo cho vợ sung sướng".

"Anh ấy làm giám đốc một công ty xuất nhập khẩu, thu nhập rất cao, rất thương vợ nên em vẫn nghĩ mình sau này mình sẽ nhàn nhã, chỉ cần lo chăm con, làm đẹp", Vy kể.

Phụ nữ nghỉ việc để dưỡng thai và chăm gia đình, sau khi nghe chồng thuyết phục
Phụ nữ nghỉ việc để dưỡng thai và chăm gia đình, sau khi nghe chồng thuyết phục "Anh thừa sức lo cho vợ sung sướng".

Nhưng vừa sinh con tròn tháng, Vy biết chồng cặp bồ. Cô làm lớn chuyện thì anh ta hứa từ bỏ nhưng lại cặp kè những người khác. Cứ mỗi lần bị vợ phát hiện, chồng Vy lại xin lỗi nhưng với thái độ như ép cô phải tha thứ. Cuối cùng, sau 3 năm chung sống với vài lần đánh ghen mệt mỏi, Vy muốn chia tay thì chồng thách thức, dọa cô sẽ mất quyền nuôi con nếu ly hôn bởi không có tài sản, thu nhập gì.

Biết mình yếu thế, Vy ngậm đắng nuốt cay, định chờ ngày con lớn hơn sẽ gửi bé đi học để đi làm lại. "Em hoang mang lắm. Nghỉ việc vài năm giờ xin đi dạy lại cũng khó, ngoài đi dạy học em không có chuyên môn nào khác. Chồng thì ngang nhiên bồ bịch, tiền đưa chỉ đủ nuôi con", cô nói.

Còn chị An (Tân Bình, TP Hồ Chí Minh),sau một thời gian hài lòng với việc ở nhà nội trợ chăm con, nay bắt đầu có dấu hiệu trầm cảm. Tốt nghiệp đại học loại giỏi, từng giữ vị trí kế toán trưởng và trợ lý giám đốc, nhưng suốt 6 năm nay chị An chỉ quanh quẩn nội trợ ở nhà.

Ở nhà nội trợ là hình ảnh người phụ nữ xưa, không phù hợp với xã hội ngày nay.
Ở nhà nội trợ là hình ảnh người phụ nữ xưa, không phù hợp với xã hội ngày nay.

Sau khi sinh con đầu lòng, chị bị thoái hóa 3 đốt sống lưng và thoát vị đĩa đệm nên sức khỏe không đảm bảo cho công việc văn phòng. Trong lúc chị đang băn khoăn tìm việc mới thì ông xã thuyết phục vợ ở nhà nội trợ, chăm con. Nhìn vợ cặm cụi làm việc mà lương cũng chỉ bằng nhân viên bình thường trong công ty do anh làm giám đốc, anh không đồng ý để vợ đi làm tiếp. Anh hứa sẽ chung thủy, sẽ lo cho vợ con đầy đủ nên chị yên tâm ở nhà chăm sóc chồng con.

Sau một thời gian thấy nhàm chán với việc quanh quẩn trong nhà, chị xin chồng cho đi học cao học theo một chương trình đào tạo liên kết với nước ngoài. Chị mong muốn được hỗ trợ anh trong công việc. Ban đầu anh rất ủng hộ vợ, nhưng sau khi chị thi đỗ thì anh khuyên vợ ở nhà với lý do công ty của anh đang làm ăn thua lỗ, anh không có đủ tiền cho vợ đóng học phí.

 

Gần đây, công việc làm ăn không suôn sẻ, anh suốt ngày than kẹt tiền rồi nợ nần. Có bao nhiêu tiền dành dụm từ hồi đi làm, tiền mừng cưới... chị đưa chồng tất, thậm chí về quê vay mượn họ hàng và bố mẹ đẻ. Số tiền vài tỷ đồng, không lớn so với công việc làm ăn của chồng nhưng là gia tài tích góp cả đời của cha mẹ chị. Chị rất sốt ruột khi chồng không có ý định trả khoản nợ vợ vay giùm. Điều khiến chị An buồn nhất dẫn đến nguy cơ trầm cảm là thường xuyên bị chồng chê “đầu bã đậu”.

Người phụ nữ nên đi làm để khẳng định mình, đóng góp cho xã hội và làm gương cho con cái.
Người phụ nữ nên đi làm để khẳng định mình, đóng góp cho xã hội và làm gương cho con cái.

Giáo sư tiến sĩ Vũ Gia Hiền cho rằng, trong xã hội hiện đại, người phụ nữ nếu chỉ ở nhà nội trợ sẽ không có giao lưu tiếp xúc với xã hội, dễ trở nên lạc hậu với thời cuộc.Theo ông, trong xã hội ngày nay giao tiếp cũng là một cách giúp con người năng động và hạnh phúc hơn.

"Ở nhà nội trợ là hình ảnh người phụ nữ xưa, không phù hợp với xã hội ngày nay", giáo sư Hiền nhận xét. Ông so sánh những lợi - hại đối với bản thân người phụ nữ khi ở nhà nội trợ: "Con cái được chăm sóc tốt hơn, việc bếp núc trong nhà chu toàn hơn, nhưng cái lợi quá nhỏ so với cái mất".

Nếu chồng là người gia trưởng, thu nhập tương đối, thích được lo lắng tất cả cho vợ con, người vợ ở nhà cũng còn có chút gì đó được an ủi. Tuy nhiên, có rất nhiều ông chồng không công nhận sự hy sinh của vợ khi ở nhà nội trợ cơm nước, cho rằng vợ ăn bám, đem tiền về kèm theo kể lể, khinh miệt vợ lạc hậu, lúc đó cuộc sống của người phụ nữ sẽ khổ sở vô cùng.

Giáo sư Hiền cho rằng, tốt nhất chị em vẫn nên kiếm một công việc gì đó để được tiếp xúc xã hội. Một người ở nhà lâu, khi đi làm trở lại đương nhiên sẽ gặp phải những khó khăn như khả năng chuyên môn nghề nghiệp bị mai một hay tâm lý ngại ngùng, ngại giao tiếp, ngại việc tuân thủ nề nếp nơi làm việc. Tuy nhiên, nếu có quyết tâm cao độ, nội lực sẽ được thúc đẩy thì người đó vẫn có thể thành công. "Người phụ nữ nên đi làm để khẳng định mình, đóng góp cho xã hội và làm gương cho con cái", giáo sư khuyên.

 

- Video: Sau đêm tân hôn nồng nàn, nàng dâu tá hỏa phát hiện tiền vàng mừng cưới ‘không cánh mà bay’.

1

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm