Phương pháp ngăn ngừa chảy máu cam cho trẻ vào mùa đông
Tắm đúng phương pháp giúp tăng cường sức khỏe phòng ngừa bệnh tật / 6 tác dụng của tỏi đen: Phòng ngừa ung thư và nhiều tác dụng bất ngờ với sức khỏe
Tại sao lại chảy máu cam?
Hiện tượng chảy máu cam thường xuất hiện vào mùa đông, hay nói chính xác hơn khi nhiệt độ môi trường bắt đầu giảm. Tuy nhiên, thủ phạm gây ra tình trạng này không phải là sự thay đổi nhiệt độ mà là sự sụt giảm độ ẩm của không khí. Điều này đặc biệt đúng ở những nơi có sử dụng lò sưởi hoặc máy điều hòa.
Trong phần lớn các trường hợp, máu rỉ ra từ những mao mạch nhỏ li ti nằm ở niêm mạc bao phủ vách ngăn mũi - tấm sụn chia bộ phận này thành 2 hốc trái và phải. Không khí bị khô (do dùng lò sưởi hoặc máy điều hòa) khiến lớp niêm mạc này mất nước và bị tổn thương. Mao mạch của nó bị vỡ và làm thoát ra một lượng máu nhỏ.
Thiếu niên và người trẻ: Điểm chảy máu thường xuất phát từ phần trước của mũi (hơn 80% trường hợp). Nguyên nhân hay gặp là chấn thương hoặc viêm đường hô hấp trên. Phần lớn trường hợp còn lại không xác định được nguyên nhân. Đây là loại chảy máu mũi tự nhiên, lượng máu chảy ít, tự cầm, hay tái diễn, thường xảy ra khi gắng sức hoặc đi ngoài trời nắng.
Phòng ngừa chảy máu cam ở trẻ là một phương pháp giúp trẻ có sức khoẻ tốtCách xử trí
Tuyệt đối không nuốt máu. Người bị chảy máu cam cần ngồi thấp xuống, đầu hơi nghiêng nhẹ về phía trước; nới lỏng quần áo, nhất là phần cổ để giúp thở tốt, nhẹ nhàng hơn. Ép chặt phần mũi bị tổn thương 5 - 10 phút. Tuy nhiên, nếu máu chảy dai dẳng thì phải nhập viện. Cần bình tĩnh, tránh hoảng hốt. Việc bôi kem hoặc vaselin vào bên trong mũi không phải là giải pháp lâu dài vì nó không giúp phục hồi độ ẩm của niêm mạc.
Các thuốc xịt có xu hướng khiến tình trạng khô mũi trở nên trầm trọng hơn. Theo các chuyên gia y tế, những bình xịt mũi sử dụng nước hoặc nước muối loãng lại rất hiệu quả. Các thiết bị cơ học như bình xì làm tăng độ ẩm của không khí trong phòng cũng tỏ ra hữu ích. Tránh khịt mũi hay tác động mạnh đến mũi trong vài giờ. Tuyệt đối không được nuốt (để tránh chướng bụng và những chất độc do máu phân hủy thành).
Nếu ở xa cơ sở y tế, có thể tìm đoạn vải dài, sạch ấn sâu vào trong hốc mũi chảy máu; sau đó khẩn trương vận chuyển người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để cầm máu và tìm nguyên nhân để điều trị.
Phòng ngừa hiệu quả
Nếu trẻ xuất hiện tình trạng viêm mũi kéo dài cần khám và điều trị ngay, giải thích cho trẻ không nên ngoáy mũi vì bên cạnh việc gây chảy máu mũi, đây cũng là một nguyên nhân làm nhiễm trùng vùng mũi họng. Tuy nhiên, vì chảy máu mũi còn rất nhiều nguyên nhân khác nên khi trẻ xuất hiện chảy máu mũi nhiều lần một cách bất thường phải đưa trẻ đi khám và điều trị tại các cơ sở có phòng khám chuyên khoa về tai mũi họng để tìm ra nguyên nhân giúp cho việc xử trí chảy máu mũi ở trẻ hiệu quả hơn.
Ngoài ra, 2 lần một tuần phụ huynh có thể dùng nước muối sinh lý (nước muối loãng) rửa sạch mũi, không nên rửa nước muối nhiều lần vì cũng làm cho niêm mạc mũi mất đi lớp nhầy bảo vệ và dễ bị tổn thương.
End of content
Không có tin nào tiếp theo