Đời sống

Pịa cá - Món ăn biến tấu độc đáo của người Thái ở Sơn La

Nếu như thắng cố được coi là món ăn đặc trưng cho văn hóa ẩm thực của người Mông ở Tây Bắc, thì người Thái lại có món Nậm pịa.

Những món ngon của người Hoa ở Sài Gòn nên thử một lần / Đến Quy Nhơn không ăn những món đặc sản này sẽ tiếc hùi hụi

Pịa cá - Món ăn biến tấu độc đáo của người Thái ở Sơn La
Pịa cá - món ăn biến tấu độc đáo của người Thái ở Sơn La. (Ảnh: Dân Việt)

Nậm Pịa là đặc sản của dân tộc Thái Sơn La, món ăn này có nguyên liệu chính là nội tạng các loài vật ăn cỏ bao gồm dạ dày, tiết, lòng, tim gan, phèo phổi thập cẩm phế lù đem ninh nhừ. Ngoài ra còn một thành phần rất đặc biệt là phần dịch nằm giữa đoạn dạ dày và ruột già được gọi là pịa.

Trong tiếng Thái, “pịa” là chất sền sệt ở trong ruột non của loài vật ăn cỏ, “nậm” có nghĩa là canh. Món có tên đơn giản là nậm pịa, tùy theo cách hiểu của mỗi người. Nậm pịa chỉ có ở vùng núi Tây Bắc từ Mộc Châu đến Sơn La, món ăn truyền thống này đã có từ rất lâu đời và được đồng bào dân tộc Thái rất yêu thích.

Bình thường thì du khách hay được thưởng thức nậm pịa bò, nậm pịa dê, ít ai biết rằng ở vùng đất này còn món pịa cá rất độc đáo nữa. Để chế biến được món này cần có ruột non của cá, phải là cá sông hoặc là cá trắm, cá chép to. Đem tuốt hết phần ruột bên trong, dùng vải bông sạch lọc nước lấy từ ruột non sau đó đập gừng, xả, mắc khén, ớt, rau thơm và phần ruột đã làm sạch cho vào nồi đun đến khi nồi pịa sánh, sền sệt lại là được.

Món pịa cá được bưng ra, màu bên ngoài đặc một sắc nâu sền sệt không bắt mắt cho lắm. Pịa cá thưởng thức khi nóng sẽ rất ngon, bình thượng pịa bò, pịa dê ăn mới ăn sẽ có vị đắng nhưng pịa cá lại có vị ngọt và rất dậy mùi bởi mùi của mắc khén, xả, gừng, ớt. Pịa cá là một món ăn độc đáo được bàn tay tài hoa của người Thái ở Sơn La biến tấu thành một món ăn đặc sản. Đến với Sơn La mà chưa thưởng thức món pịa nói chung và pịa cá nói riêng thì cũng như chưa đến.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm