Đời sống

Thưởng thức đặc sản độc lạ của núi rừng Pác Bó

Nếu có dịp đặt chân lên mảnh đất Cao Bằng, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức những món đặc sản có 1-0-2 nơi đây.

Những món bún miền Tây có tên kỳ lạ nhưng cực ngon / Vòng quanh phố cổ nếm thử loạt món ngon khó cưỡng của Hà thành

  • Thuong thuc dac san doc la cua nui rung Pac Bo
    Rau dạ hiến: Rau dạ hiến hay còn gọi là rau bồ khai, tiếng Tày – Nùng gọi là Phjắc diển, thường mọc hoang ở vùng núi đá. Dù là thứ rau dại, mọc hoang nhưng rất hiếm nơi có. Vì thế, dạ hiến trở thành một thứ rau đặc sản Cao Bằng . Vào dịp khoảng từ tháng 2 đến tháng 7 âm lịch, ở Cao Bằng, hầu như không có bữa tiệc nào là không có món rau dạ hiến được xào với thịt bò, lòng lợn hoặc lòng gà. Ảnh: Gia đình và Xã hội.
  • Thuong thuc dac san doc la cua nui rung Pac Bo-Hinh-2
    Vịt quay 7 vị: Người Cao Bằng đã dùng 7 loại gia vị khác nhau để ướp món thịt vịt tạo nên món ăn mang hương vị vô cùng đặc biệt. Sau khi quay xong, thịt vịt được chặt nhỏ ra đĩa, da vàng màu mật, rộm cánh gián. Thịt ăn chắc và ngọt, mềm nhưng không bở, cũng không dai. Mỗi khi ăn người ta phải nhai thật chậm để cảm nhận hết vị ngọt của mật ong với vị béo của dầu, vị ngọt chất của miếng thịt vịt tươi. Ảnh: Gia đình và Xã hội.
  • Thuong thuc dac san doc la cua nui rung Pac Bo-Hinh-3
    Bánh áp chao: Mùa đông ở Cao Bằng có một món ăn rất đặc biệt là bánh áp chao nóng hổi giúp xua tan đi cái lạnh buốt của miền sơn cước. Nguyên liệu để làm bánh áp chao gồm gạo tẻ, gạo nếp và thịt vịt. Người Cao Bằng thưởng thức món bánh này để cảm nhận cái tình cảm yêu thương lẫn nhau như sự hòa quyện của bột gạo tẻ, gạo nếp và thịt vịt. Ảnh: Internet.
  • Thuong thuc dac san doc la cua nui rung Pac Bo-Hinh-4
    Hạt dẻ Trùng Khánh: Món đặc sản núi rừng này chỉ có ở Cao Bằng. Khách du lịch khi đến đây thường nhớ đến hạt dẻ vì nó là một loại quả thơm ngon nhất mà họ từng được thưởng thức. Hạt dẻ có vỏ cứng, dày và có nhiều lông tơ. Có thể đem luộc, hấp hoặc mang vào lò nướng chín, bạn sẽ thấy có hương thơm tự nhiên. Khi ăn hạt dẻ thơm ngon trong tiết trời lạnh, bạn sẽ có thể cảm nhận được hương vị của núi rừng đậm đà khó quên. Ảnh: Gia đình và Xã hội.
  • Thuong thuc dac san doc la cua nui rung Pac Bo-Hinh-5
    Lạp sườn: Lạp sườn Cao Bằng có vị ngon đậm đà của thịt nạc vai ướp các loại gia vị, vị chua chua, thơm ngậy của thịt hun khói và lá, quả mác mật, thêm một chút vị thơm của củ gừng núi, dai dai của vỏ lòng non bào mỏng và đặc biệt là không dùng chất bảo quản. Lạp sườn Cao Bằng chế biến bằng cách rán vàng đều, nướng trên than hoa rồi thái lát mỏng chấm tương ớt, ăn kèm với rau thơm, dưa chuột. Ảnh: Caobangtv.
  • Thuong thuc dac san doc la cua nui rung Pac Bo-Hinh-6
    Bánh khảo: Bánh khảo là một trong những đặc sản nổi tiếng của Cao Bằng được nhiều người ưa chuộng. Nguyên liệu làm bánh là loại gạo nếp ngon, thơm, hạt tròn mẩy đều. Đường dùng làm bánh khảo thường là đường kính hoặc đường phên. Nhân bánh có vị bùi của lạc, vừng, vị béo ngậy của mỡ lợn. Khi ăn ta cảm nhận được vị ngọt thanh của đường, vị thơm của bột nếp rất đậm đà. Ảnh: Vietq.
  • Thuong thuc dac san doc la cua nui rung Pac Bo-Hinh-7
    Bánh trứng kiến: Cứ vào khoảng tháng 4, tháng 5 hàng năm, bà con dân tộc Tày tỉnh Cao Bằng lại cùng nhau vào rừng tìm trứng kiến đen về làm bánh Trứng kiến. Bánh Trứng kiến (tiếng Tày gọi là pẻng rày) được làm từ bột nếp, trứng kiến cùng lá non của cây vả. Trứng kiến đen ở rừng Cao Bằng rất mẩy, béo và có hàm lượng đạm cao. Bánh này ăn dẻo, thơm mùi lá vả, béo và ngậy mùi trứng kiến. Ảnh: Lienviettravel.
  • Thuong thuc dac san doc la cua nui rung Pac Bo-Hinh-8
    Xôi trám Cao Bằng: Khi tiết trời sang thu, bà con các dân tộc Tày, Nùng ở vùng Đông Bắc lên rừng hái trám. Mùa thu, vào các bản làng của đồng bào sẽ có dịp được thưởng thức món xôi trám (khẩu nua mác bây). Xôi trám làm đơn giản nhưng ăn rất tốt cho sức khỏe, thơm, bùi và béo ngậy. Nếu chưa có điều kiện làm xôi, khi hái về ngâm nước ấm, bóc lấy phần thịt rồi sấy sau đó đựng vào lọ để bảo quản. Ảnh: Phunungaynay.
  • Thuong thuc dac san doc la cua nui rung Pac Bo-Hinh-9
    Bò gác bếp: Cao Bằng là nơi nuôi nhiều bò, tập trung nhiều nhất là các huyện Hà Quảng, Bảo Lạc, Bảo Lâm. Bò gác bếp Cao Bằng được tẩm ướp bằng các gia vị như muối, nước gừng, rượu trắng. Trước khi ướp, thịt được khía vài đường trên miếng thịt cho gia vị ngấm đều. Sau khi ướp xong dùng lạt tre tươi xâu thịt thành từng xâu rồi treo trên gác bếp. Ảnh: Tuổi Trẻ.
  • Thuong thuc dac san doc la cua nui rung Pac Bo-Hinh-10
    Miến dong đen: Từ lâu, người ta đã ví Nguyên Bình (Cao Bằng) là “đất miến”. Với sự khéo léo và kinh nghiệm của những người dân nơi đây đã tạo nên những sợi miến bóng đẹp, giòn, dai, có hương thơm đặc trưng của bột dong mà không hề sử dụng bất kỳ loại hóa chất nào. Bát canh miến Nguyên Bình rất thơm ngon mà có thể không cần thịt, cần xương hầm, không cần tra nhiều gia vị, nhưng hương vị khó có nơi đâu sánh kịp. Ảnh: Gia đình và Xã hội.
  • Thuong thuc dac san doc la cua nui rung Pac Bo-Hinh-11
    Bánh chè lam: Vùng đất Cao Bằng còn nổi tiếng với món bánh chè lam - loại bánh cổ truyền của người dân nơi đây. Bánh làm bằng bột nếp rang, lạc rang, gừng và mạch nha. Khi thưởng thức cảm nhận được độ dính của mật, độ mịn, vị dẻo dai của bột nếp, vị ngọt ngào của mật, một chút cay của gừng, một chút bùi bùi của lạc, tất cả đem đến cho chiếc bánh một hương vị thơm ngon, khó quên. Khi thưởng thức bánh chè lam cùng với trà nóng, du khách sẽ nhớ về non nước Cao Bằng xinh đẹp. Ảnh: Internet.
  • Thuong thuc dac san doc la cua nui rung Pac Bo-Hinh-12
    Trà Giảo cổ lam: Cây Giảo cổ lam là một trong những nguồn dược liệu quý của Cao Bằng. Giảo cổ lam được cho là có công dụng: giảm mỡ máu, ổn định huyết áp, phòng ngừa một số biến chứng bệnh tim mạch, tiểu đường.... Trà Giảo cổ lam Cao Bằng sản xuất dưới dạng trà túi lọc, nguyên liệu chính từ cây giảo cổ lam mọc tự nhiên trên vùng núi đá cao. Ảnh: Baocaobang.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm