Quả tầm bóp có tác dụng gì?
Tác dụng của vỏ chanh đối với sức khỏe có thể bạn chưa biết / 6 loại nước tuyệt đối không uống chung với thuốc: Mất tác dụng, khiến bệnh nặng thêm
Ở nước ta, cây tầm bóp phát triển khắp mọi nơi. Nhận thấy giá trị của loại cây này, nhiều nơi còn trồng tầm bóp lấy rau ăn hàng ngày hoặc làm thuốc chữa bệnh. Tất cả các bộ phận của cây đều có thể dùng được, bao gồm rễ, thân, lá, quả. Vậy quả tầm bóp có tác dụng gì?
Quả tầm bóp có tác dụng gì?
Cây tầm bóp vị đắng, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, chỉ khái. Loại thảo dược này được y học cổ truyền sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa ho nhiều đàm, tiểu đường, mụn nhọt ở vú.
Theo thông tin đang tải trên website Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, tầm bóp cho ra quả quanh năm. Quả mọng, hình tròn, bề mặt nhẵn. Khi còn nhỏ, quả thường có màu xanh nhưng lúc chín thì chuyển sang màu đỏ hoặc cam. Bên ngoài quả có một lớp đài bao trùm bên ngoài giống như cái túi bảo vệ, khi bóp vỡ có tiếng kêu lốp bốp. Trong mỗi quả đều chứa nhiều hạt nhỏ li ti, hình thận.
Tất cả các bộ phận của cây đều có thể dùng được, bao gồm rễ, thân, lá, quả. Quả tầm bóp có tính bình, vị chua nhẹ.
Website Bệnh viện Đa khoa Medlatec cũng nêu rõ, quả của cây tầm bóp có thành phần chính là chất xơ, chất béo, protein, đường, Vitamin C, các khoáng chất (lưu huỳnh, sắt, kẽm, magie, canxi, photpho, clo, natri,..). Trong thân cây chứa các Physalin A-D, Physagulin A-G, các alkaloid. Tầm bóp vị đắng, mát, quả chua nhẹ, có thể dùng để làm rau ăn. Trong đông y, các bộ phận của tầm bóp như thân, quả, lá, rễ đều có thể dùng làm thuốc. Cây tầm bóp có thể dùng tươi hoặc phơi khô đều được.
Ăn quả tầm bóp giúp bổ sung vitamin C ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh Scorbut. Căn bệnh này có biểu hiện chính là chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da hoặc lâu lành tổn thương do cơ thể thiếu hụt vitamin C.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng cây tầm bóp
Theo website Bệnh viện Đa khoa Medlatec, cây tầm bóp là cây dược liệu lành tính. Tuy nhiên, việc sử dụng tầm bóp làm thuốc cũng cần phải thận trọng. Liều dùng và cách dùng phải theo chỉ định của bác sĩ hay những người từng có kinh nghiệm. Dùng tầm bóp để hỗ trợ điều trị các bệnh thông thường, tránh việc lạm dụng gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Vì thế, việc sử dụng tầm bóp làm thuốc cần lưu ý những điều sau đây:
Tránh sử dụng tầm bóp cho những người cơ địa dị ứng với loại cây này hoặc dị ứng thảo mộc nói chung.
Sau khi sử dụng thuốc từ tầm bóp, nếu có những biểu hiện như buồn nôn, khó thở, tức ngực, nổi mẩn ngứa... cần dừng lại ngay.
Không dùng cây tầm bóp cho người đang cho con bú, phụ nữ có thai.
Cần phải hết sức thận trọng khi dùng tầm bóp kết hợp với điều trị bệnh bằng tây y. Bởi tầm bóp có thể tác dụng với các thành phần trong thuốc hoặc làm giảm tác dụng của thuốc tây.
Tránh nhầm lẫn cây tầm bóp với cây lu lu đực, một loại cây gần giống nhau nhưng lại có độc tính, chứ không có tác dụng chữa bệnh.
Với những thông tin trên có thể thấy cây và quả tầm bóp là một loại dược liệu tự nhiên, có nhiều công dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào khi sử dụng loại cây này cũng mang đến tác dụng như mong muốn. Nếu bạn muốn sử dụng cây và quả tầm bóp để hỗ trợ chữa bệnh gì thì cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia trước khi sử dụng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người xưa căn dặn: 'Người quá tốt bụng thì phước ít hơn', một khi bạn hiểu được những quy luật trời ban này, phúc lành sẽ tự đến trước cửa nhà bạn
Người xưa có câu: 'Nam không nên lấy Tứ Bạch, nữ không nên lấy Tam Hoa', câu này có ý nghĩa gì? Hiện tại còn áp dụng được không?
Người xưa có câu: 'Đám cưới không tặng ô, đám tang không đưa tiền phúng sau', là vì sao?
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn