Quan niệm kiêng kỵ sai lầm khiến người mẹ hối hận cả đời do di chứng đáng sợ để lại cho con
Người bị bệnh nấm da nên kiêng ăn gì? / Giảm cân quá dễ, chỉ cần loại bỏ ý nghĩ tôi đang ăn kiêng
Bé Nguyễn Hải Lan (13 tháng tuổi, Hải Dương) không may mắn bị bại não, do mắc phải bệnh vàng da nhưng không được điều trị kịp thời.
Theo chia sẻ của mẹ bé Hải Lan, khi sinh ra, theo đúng truyền thống, mọi người kiêng không cho bé ra ngoài, vì sợ không tốt cho trẻ sơ sinh. Hơn nửa tháng sau sinh, bé Hải Lan chỉ ở trong buồng, mọi cánh cửa bị đóng kín. Đây cũng là lý do khiến cho bé Hải Lan bị vàng da, không được phát hiện kịp thời.
Khi bé được đưa đi tiêm, người mẹ nhận thấy da của con hơi vàng. Khi tới chỗ tiêm, y tá nhìn thấy da bé Hải An vội vàng khuyên gia đình nên đưa đi điều trị sớm cho bé. Tuy nhiên, thay vì điều trị, mẹ bé Hải An lại giữ con ở nhà không đưa đi điều trị. Khi thấy tình hình của con trở nặng, bố mẹ vội vàng đưa đi cấp cứu thì đã muộn.“Bác sĩ nói con tôi bị vàng da nhân, có di chứng tổn thương não”,mẹ bé Hải lan nói.
"Hiện, con tôi đã 13 tháng tuổi nhưng chỉ biết nói ê a chứ không nói được từ gì. Tôi vô cùng xót xa”, mẹ bé Hải Lan nói.
Trẻ bị vàng da nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới tổn thương não không hồi phục được (ảnh minh họa).
Vàng da nhân gây di chứng não có thể xảy ra
GS. Nguyễn Thanh Liêm, Nguyên giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương cho hay:“Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới bại não như: sự bất thường về gen, trẻ bị ngạt trong quá trình sinh, mắc bệnh truyền nhiễm gây nhiễm trùng não, tai nạn giao thông... Tại Việt Nam, nguyên nhân bại não còn đến từ những quan niệm sai lầm của người lớn, đặc biệt ở một số vùng kiêng đưa trẻ ra khỏi phòng khiến cho trẻ bị vàng da nhân không phát hiện kịp thời. Hoặc có trường hợp được phát hiện nhưng không được điều trị dẫn tới những di chứng về não”.
Khi trẻ bị vàng da, trong máu có chất Bilirubin. Chất này ngấm vào não làm cho tế bị tổn thương và bị chết hay còn gọi là di chứng bại não. Những đứa trẻ này có thể gặp phải di chứng chân tay sẽ bị co cứng không thể cứ động được, có những đứa trẻ thì múa vờn, chậm phát triển trí tuệ, điếc, vận động kém…
Còn theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, quá trình phân hủy hồng cầu diễn ra ngay sau khi sinh sẽ tạo ra thừa sắc tố bilirubin trong máu dẫn đến trẻ có hiện tượng vàng da. Vàng da sinh lý sẽ tự hết sau 7 ngày. Nhưng nếu sau 7 ngày trẻ vẫn còn vàng da thì không được cho là sinh lý nữa mà cần phải được điều trị. Bệnh nhi bị vàng da nhân không được điều trị kịp thời khiến chất bilirubin tăng quá cao trong máu, ngấm vào mô não, gây tổn thương não, không hồi phục gây ra di chứng cho trẻ thậm chí là tử vong.
Chuyên gia khuyến cáo trẻ sơ sinh không nên quá kiêng kỵ. Việc đưa ra khỏi phòng để sớm phát hiện vàng da nhằm có biện pháp điều trị hợp lý. Trẻ sơ sinh bị vàng da cần được đưa ngay đến bác sĩ chuyên khoa nhi để khám theo dõi, dự phòng biến chứng nhiễm độc thần kinh do bilirubin gián tiếp thấm vào não.
(Tên nhân vật đã được thay đổi)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Top 4 con giáp tỏa sáng nhất năm 2025: Tài lộc vượng phát, sự nghiệp thăng hoa, quý nhân phù trợ
Từ ngày 2 tháng 1 năm 2025: 4 con giáp "bứt phá", vận đỏ rực rỡ, tài lộc ào ào kéo đến
Tử vi 12 con giáp ngày 2/1/2025: Tuổi Tuất đón quý nhân, tuổi Dậu cần cẩn trọng
Ở Việt Nam có một loại rau bổ ngang thịt, mọc um tùm như cỏ dại, trước bị lãng quên, nay thành đặc sản
Chồng trách vợ không dậy sớm nấu ăn cho bố mẹ, tôi đáp lại 1 câu khiến anh cứng họng
Mẹ chồng giả vờ đau chân để ở lại thành phố: Bí mật sau màn kịch khiến con dâu nghẹn ngào