Người bị bệnh nấm da nên kiêng ăn gì?
6 món súp tăng cường khả năng miễn dịch / Uống cà phê có làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch?
Vì sao nấm da lại phổ biến?
Người bị bệnh nấm da nên hạn chế ăn thịt gà. Nguồn ảnh: Internet.
Nước ta ở vùng nhiệt đới (nóng ẩm) thích hợp cho các bệnh nấm da phát triển. Thường gặp nhất là nấm hắc lào, nấm lang ben, nấm kẽ.... Nấm là một loại sinh vật hạ đẳng không có chất diệp lục nên không tổng hợp được chất hữu cơ mà phải sống bằng cách ký sinh vào vật chủ: thực vật, động vật (chó, mèo, trâu bò...) và người.
Con người bị nhiễm nấm từ các nguồn sau: môi trường (đất, cây cối, không khí...), động vật (chó, mèo, ngựa...), người bệnh sang người lành. Điều kiện thuận lợi để mắc bệnh nấm da là pH 6.9 – 7.2 hơi kiềm, các vùng da kín, nếp gấp lớn kẽ hay ra mồ hôi, ẩm ướt, vệ sinh cá nhân kém, mặc quần áo chật, lạm dụng xà phòng, mồ hôi ra nhiều, nhiệt độ nóng ẩm 27 - 35 độ C, đề kháng giảm, rối loạn nội tiết, dùng thuốc ức chế miễn dịch, dùng kháng sinh dài ngày....
Các bệnh nấm da thường gặp
Bệnh lang ben
Lang ben do nấm Pityrosporum gây nên, thường có hai dạng: dạng màu trắng và dạng màu đen. Bệnh gây ngứa, nhất là khi ra nắng hay da tiết nhiều mồ hôi. Lúc này, bệnh nhân có cảm giác bị kim chích nhẹ gây ngứa ngáy khó chịu. Bệnh lang ben tùy thuộc khá nhiều vào việc vệ sinh da, sức đề kháng, độ pH của da và cả độ ẩm của da. Một số trường hợp trong cùng một gia đình có người mắc bệnh lang ben nhưng người thân khác lại không mắc.
Nấm hắc lào
Điển hình là nấm gây bệnh hắc lào với dấu hiệu đầu tiên là ngứa vùng bị bệnh, sau đó sẽ thấy một vệt màu hơi đỏ, có viền và bờ rõ rệt, trên viền có các mụn nước lấm tấm. Viền nấm có xu hướng ngày càng lan rộng tạo thành nhiều hình vòng cung nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Khi người bệnh ngứa, gãi sẽ làm lây lan ra nhiều vùng hắc lào trên cơ thể mình.
Nấm hắc lào
Bệnh hắc lào là một trong những bệnh da liễu có khả năng lây truyền từ người này sang người khác, thường do sử dụng chung các đồ dùng sinh hoạt như dùng chung quần áo, khăn mặt - khăn tắm, ngủ cùng giường, đắp cùng chăn...
Nấm kẽ
Căn nguyên của bệnh là do vi nấm Epidermophyton, nấm trichophyton hay còn do nấm Candida albicans gây ra. Bệnh thường gặp ở những người có nghề nghiệp phải ngâm chân trong nước nhiều giờ, liên tục nhiều ngày như: nông dân, người làm vệ sinh cống rãnh, vận động viên bơi lội.... Nấm kẽ thường có 3 thể: thể tróc vảy khô, thể mụn nước và thể viêm kẽ.
Nấm móng
Nấm móng thường do trichophyton gây nên. Bệnh xuất hiện ở bờ tự do của móng hay ở hai bên cạnh của móng. Khi bị bệnh, móng sẽ mất màu bóng, bị đẩy nhô lên hoặc khuyết vào, mặt móng lỗ chỗ hoặc thành rãnh, dưới rãnh có chất bột vụn. Móng của người bệnh càng ngày càng bị sần sùi, màu vàng hoặc đục. Bệnh có thể lây từ móng này sang móng khác.
Ngoài nấm trichophyton còn có nấm móng do nấm Candida albicans gây tổn thương bên trong góc móng, móng mọc ra bị lồi lõm, da vùng góc móng cũng bị tổn thương sưng đỏ và đôi khi bị mưng mủ.
Nấm tóc
Nấm tóc do Piedra Hortai gây nên. Biểu hiện là trên mỗi sợi tóc có nhiều hạt màu đen bám vào nhưng bệnh nhân không cảm thấy gì khác thường và tóc cũng không bị rụng. Trong khi đó, nấm tóc do Trichophyton gây ra thì biểu hiện tổn thương trên da đầu với nhiều vết tròn nhỏ, kích thước bé khoảng 3 - 5mm, da đầu có vảy mỏng hoặc ngứa da vùng đầu.
Bị nấm da kiêng ăn gì?
Câu hỏi người bị nấm da nên ăn gì đã được giải đáp, tuy nhiên song song với đó chúng ta cũng cần ghi nhớ những thực phẩm khi đang bị nấm da nên kiêng ăn. Điều này cũng đóng vai trò quan trọng và cần thiết không kém.
Thịt bò và thịt gà
Thịt bò và thịt gà là hai loại thịt rất giàu protein và đạm. Nếu từng mắc hoặc đang mắc bệnh nấm da, bạn cần hết sức cẩn trọng khi ăn thịt bò và thịt gà. Hai loại thịt này dễ làm kích thích, khởi phát các cơn ngứa da.
Do vậy, bị nấm da không nên ăn gì thì câu trả lời là thịt bò và thịt gà là thực phẩm mà người mắc bệnh nấm da cần kiêng cho đến khi khỏi bệnh. Thậm chí, ngay cả khi đã khỏi bệnh, người bệnh nấm da cũng nên hạn chế ăn, không nên ăn nhiều hơn 200g mỗi lần ăn các loại thực phẩm này.
Hải sản vỏ cứng
Dù các loại hải sản vỏ cứng như tôm, cua, ghẹ, sò… rất giàu omega-3, khoáng chất và dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu có tiền sử bệnh nấm da thì bạn nên cẩn thận khi ăn các loại hải sản này vì chúng chứa kháng histamin gây ngứa.
Bạn không phải kiêng ăn tuyệt đối nhưng chỉ nên ăn ít, đặc biệt là không ăn những hải sản lạ và các loại hải sản từng làm cơ thể dị ứng.
Trái cây nhiều vitamin C
Các loại trái cây giàu vitamin C là thực phẩm bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh nấm da không nên ăn, đặc biệt là với bệnh nấm da đầu. Các cơn ngứa sẽ dữ dội hơn khi cơ thể tiếp nhận một lượng vitamin C lớn. Người đang bị nấm da cần kiêng ăn tuyệt đối các trái cây giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi,... và người từng bị bệnh thì nên hạn chế ăn các loại trái cây này.
Dưa muối
Ăn dưa muối thường xuyên sẽ làm giảm khả năng đào thải chất độc của thận gây tích tụ chất độc trong cơ thể. Bên cạnh đó, ăn dưa muối còn gây nhiễm khuẩn ở những người có cơ địa nhạy cảm.
Sữa và các chế phẩm từ sữa
Người bị bệnh nấm da cần nghĩ ngay tới các thực phẩm làm từ sữa như pho mat, kem, bơ,... Trừ sữa chua là có thể ăn được thì người bị bệnh nấm da không nên ăn các chế phẩm từ sữa để tránh bị kích ứng gây ngứa.
Với người từng mắc bệnh nấm da, để đảm bảo bệnh không tái phát, bệnh nhân không nên ăn và uống nhiều các sản phẩm từ sữa. Người bệnh có thể chuyển sang uống nước ép hoa quả hoặc nước đậu nành.
Món ăn từ nhộng tằm
Các món ăn chế biến từ nhộng tằm vốn rất dễ gây dị ứng ngay cả với những người chưa từng bị bệnh nấm da. Nếu đã từng mắc bệnh nấm da, bạn nên loại bỏ những món ăn từ nhộng tằm ra khỏi thực đơn hàng ngày để tránh nguy cơ bệnh cũ tái phát.
Thực phẩm chế biến sẵn
Người bị nấm da đầu cần kiêng các loại thực phẩm chế biến sẵn như: thực phẩm khô, đồ đóng hộp, mì gói hoặc trái cây sấy khô vì các loại thực phẩm này có chứa nhiều phụ gia và chất bảo quản.
Vì thế, nếu sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn sẽ làm cản trở quá trình hình thành kháng thể tốt cho quá trình phục hồi da do bị nấm. Vì vậy, người bệnh cần tránh ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn để tình trạng bệnh nhanh hồi phục.
Trên đây là danh sách các loại thức ăn giải đáp câu hỏi bị nấm da kiêng ăn gì? Hi vọng với những thông tin được cung cấp trong bài viết trên sẽ hữu ích đối với người mắc bệnh nấm da, nấm da đầu tìm được cách chăm sóc da hiệu quả và nhanh chóng khỏi bệnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh