Quất bonsai ở Tứ Liên, đào Nhật Tân đã sẵn sàng tung ra thị trường tết
Vẻ gợi cảm của cựu tiếp viên hàng không hấp dẫn nhất Malaysia / Chuyện "yêu" của vợ chồng bị phá hỏng chỉ vì một… chiếc tất
Ở Hà Nội, ngay từ đầu tháng Chạp, 2 địa điểm nổi tiếng như quất bonsai Tứ Liên, đào Nhật Tân (Tây Hồ) luôn tấp nập, nhộn nhịp “kẻ ra người vào”. Nhiều khách hàng đang tìm đến 2 địa điểm này để đặt mua hoặc thuê những thế cây đẹp, độc, lạ để về chơi tết.
Quất bonsai lên “ngôi”
Chạy dọc theo con đường nhựa dẫn vào làng quất Tứ Liên, đâu đâu cũng “đập” vào mắt chúng tôi những biển in dòng chữ “Quất thế to, quất thế nhỏ, quất cảnh nghệ thuật, quất bonsai”.
Quất bonsai lên “ngôi” |
Nắm bắt thị trường, nhu cầu của người chơi, vài năm trở lại đây, các chủ vườn quất Tứ Liên đang dần chuyển đổi từ trồng quất chậu sang trồng quất bonsai trong những bình gốm, trông rất hấp dẫn, bắt mắt và thu hút người mua.
Ông Trần Văn Sản, một chủ vườn quất bonsai ở Tứ Liên chia sẻ, để phục vụ nhu cầu thị trường, năm nay gia đình ông SX khoảng 1.000 bình quất bonsai với nhiều kích cỡ. Quất được ông trồng, chăm sóc và tạo dáng trong những bình gốm có in hoa văn, họa tiết.
Dưới bàn tay khéo léo của ông Sản, mỗi bình quất bonsai đều được ông tạo dáng, mẫu mã khác nhau, tương ứng với một tác phẩm nghệ thuật. Chẳng hạn như dáng thác đổ đón xuân, lưỡng long chầu nguyệt, cá chép hóa rồng…
Chỉ vào bình quất bonsai mang dáng thác đổ, ông Sản bảo, ngoài việc phải tạo dáng, thế độc, lạ, người trồng phải biết tính toán làm sao để khi đến lúc bán ra thị trường, cây quất phải hội tụ đủ “tinh hoa của đất trời” gồm quả chín, quả xanh, quả non, lá non và hoa.
Quất bonsai đang được khách hàng ưa chuộng |
Dẫn chúng tôi đi tham quan vườn quất của gia đình, ông Sản thổ lộ, trồng quất bonsai đòi hỏi người trồng phải có kỹ thuật cao, cần sự tỉ mỉ, sáng tạo và dành nhiều thời gian chăm sóc. Nếu lơ là trong việc chăm sóc, cây quất sẽ chết, khó mà cứu sống được.
Cũng theo ông Sản, để tạo được một ang, lọ hay bình quất bonsai với thế đẹp, độc, lạ thì phải chọn những cây quất khi còn nhỏ. Sau đó, đưa những cây quất con vào chậu, bình gốm, hoặc lọ, tùy theo sự sáng tạo của người trồng. Tiếp đến, uốn, nắn thành nhiều hình dáng khác nhau.
Ông Sản phân trần: “Trong các công đoạn, khâu khó nhất là cách chăm sóc và tạo dáng. Muốn hoàn thiện được một dáng quất bonsai đẹp, đúng ý người trồng phải mất 2 - 3 năm, thậm chí lên đến 5 năm”.
Cầm một bình quất bonsai loại nhỏ lên tay, ông Sản giới thiệu, thú chơi quất bonsai đang được khách hàng ưa chuộng, bởi nhỏ, gọn, dáng đẹp phù hợp với những căn phòng có diện tích nhỏ. Hiện tại, hơn 500 bình quất bonsai trong vườn của gia đình ông đã có khách hàng đặt cọc và mua, được ông bán với giá dao động từ 600 nghìnđến 3 triệu đồng/bình, tùy theo từng dáng, thế.
Rời vườn quất nhà ông Sản, chúng tôi đi tham quan, khảo sát một số vườn quất bonsai khác. Theo đánh giá các chủ vườn quất ở Tứ Liên thì quất bonsai đang lên “ngôi”, bán đắt hàng hơn quất chậu. Do đó, góp phần nâng cao thu nhập cho các chủ vườn.
Đào Nhật Tân chúm chím
“Láng giềng” với làng quất Tứ Liên là làng đào Nhật Tân. Thời điểm này, người trồng đào Nhật Tân đang tất bật với công việc bấm ngọn, ngắt bỏ lá non, để cây có chất dinh dưỡng nuôi nụ đào.
Người dân trồng đào Nhật Tân bấm ngọn, ngắt bỏ lá non |
Theo người dân trồng đào, với thời tiết như hiện nay rất thích hợp, thuận lợi cho cây đào, giúp kìm hãm sự phát triển của nụ đào, để đào nở hoa đúng dịp tết Nguyên đán.
Vừa bấm ngọn đào, anh Bùi Văn Thiều vừa cho biết, hơn 50 gốc đào của gia đình anh đang dần hé nụ, dự kiến sẽ nở vào đúng dịp tết. Tuy nhiên, “thất bại” hay “trúng lớn” vẫn còn phụ thuộc vào thời tiết.
Anh Thiều phân tích rằng, từ giờ đến cuối năm, thời tiết diễn biến thất thường, chưa lường trước được điều gì sẽ xảy ra. Nếu mưa rét nhiều thì sẽ khiến nụ đào rụng hoặc không nở kịp ngày tết, còn nắng nhiều nụ đào nhanh nở và sớm tàn.
Nói về giá bán, anh Thiều cho hay: “Người trồng đào Nhật Tân vẫn đang rất mơ hồ và chưa thể đưa ra nhận định rõ ràng về giá cả. Ngoài 20 tháng Chạp, khách hàng đổ xô đi mua nhiều, lúc đó các chủ vườn đào mới điều chỉnh được giá bán”.
Cách đó không xa là vườn đào khoảng 100 gốc của gia đình chị Nguyễn Thị Hoa. Cũng như mọi năm, thời điểm này chị đang làm các công đoạn cuối cùng để đào khoe sắc đúng dịp tết đến, xuân về.
Hiện, vườn đào nhà chị Hoa đã có một số Cty, khách hàng đến tham quan, chọn cây và viết số điện thoại, địa chỉ vào tờ giấy rồi gắn lên cành đào để chủ vườn tiện liên lạc.
Một số cây đào đang khoe sắc |
Đi dạo vòng quanh vườn đào Nhật Tân, chúng tôi thấy một số vườn đào đã nở hoa rộ khoảng 30% số cây trên vườn. Đối với những cây đào đã nở hoa, người dân đã chủ động cắt cành đem ra chợ bán, kiếm được đồng nào hay đồng đó, bù vào tiền phân bón. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Cắm tăm vào ấm siêu tốc: Lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết