Quen một người thì dễ, quên một người từng quen mới khó
Thứ đáng sợ nhất trên cõi đời này là gì? / Con người khổ vì lòng tham chứ không phải mong muốn
Chuyện xưa kể rằng: có một người con nước Yên, lúc sinh thì sinh ở nước Yên; lớn lên thì sang ở nước Sở; lúc già lại trở về cố quốc. Khi anh ta đi qua nước Tấn (gần nước Yên), bạn đồng hành chỉ vào cái thành mà nói dối rằng:
“Đây là nước Yên”. Anh ta lấy làm buồn rầu, sắc mặt thay đổi. Chỉ vào nền xã nói: “Đây là nền xã làng anh”. Anh ta ngậm ngùi than thở. Chỉ vào cái nhà nói: “Đây là nhà của ông cha anh”. Anh ta rũ rượi, rơm rớm nước mắt. Chỉ vào cái gò, nói: “Đây là mồ mả ông cha anh”. Anh ta òa lên khóc.
Chúng bạn cùng đi ai nấy đều phì cười, nói: “Chúng tôi nói đùa anh đấy! Đây mới là nước Tấn, chưa phải là nước Yên”. Anh ta nghe xong lấy làm bẽn lẽn.
Khi về đến nước Yên, anh ta trông thấy thật là thành nước Yên, làng xã nước Yên, thật là mồ mả ông cha, thì lòng cảm thương lại hờ hững không còn được như trước nữa.
Người ta thường nói: “Thật dễ dàng để làm quen với một người xa lạ, nhưng thật khó để quên đi một người xa lạ đã từng quen”. Cuộc sống như chiếc kim đồng hồ chuyển động theo vòng kim giây từng chút, từng chút một. Nếu chăm chú để theo dõi, thì thấy thật lâu, đến là sốt ruột, nhưng hãy thử buông lơi một thời gian rồi nhìn lại thì chợt nhận ra thời gian trôi nhanh đến lạ lùng. Chính sự lơ đễnh đã nhắc nhở chúng ta rằng, những thứ bản thân cho rằng mình đã quên thực ra chỉ là vì chúng ta sợ phải nhớ lại mà thôi.
Thường con người ta ai cũng sẵn mối cảm tình, khi gặp thời, gặp cảnh xúc động đến thì tất chứa chan mà hiện ra ngoài. Tuy vậy mối cảm tình đã dùng lầm, thì sau này không còn được như trước nữa. Một người đã đem lòng trung thành thờ kẻ vô đạo, một người đã để lòng ân ái thương gái bất trinh, dù về sau gặp được bậc anh quân, hay thục nữ thì mối cảm tình cũng không còn được đằm thắm như xưa. Chẳng khác nào như người nước Yên này, đã đem hết nước mắt khóc chỗ giả dối mà không biết, đến khi gặp sự thực thì dường như cạn hết nước mắt rồi.
Vậy mới hay: “Dĩ vãng cũng là hiện tại, hiện tại cũng là tương lai”, bởi lẽ không có dĩ vãng thì không có hiện tại, không có hiện tại thì cũng không làm nên tương lai. Người xưa có câu: “Tri kim, nhi bất tri cổ, vị chi manh cổ; tri cổ, nhi bất chi kim, vị tri lục trầm”, ý tứ là: Biết chuyện đời nay lại còn phải học chuyện đời xưa, ôn lại chuyện đời xưa mà hiểu việc đời nay có như vậy mới không bị coi là khiếm khuyết, tuy nói là kim – cổ, song cũng chỉ như là sớm – chiều mà thôi.
Vết sẹo tuy không hề phai mờ nhưng những kỉ niệm sẽ khó mất đi, nhưng chí ít ta sẽ không phải đau day dứt, mà chỉ mỉm cười coi đó như là cơn gió thoảng qua. Do số phận đã sắp đặt, rằng ta với họ chỉ đi ngang qua đời nhau. Chỉ là vậy thôi…
Đôi khi ta tự hỏi
Bao lâu cho một nỗi đau nguôi ngoai
Bao lâu cho những kỉ niệm hóa thành mây trời lặng lẽ trôi
Bao lâu cho những nụ cười lại trở về trên môi
Bao lâu để những giọt nước mắt không còn lăn dài trong những cơn mơ
* Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm!
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Câu chuyện đám cưới đầy kịch tính: Người yêu cũ bất ngờ xuất hiện, ôm hôn chú rể và cái kết bất ngờ khiến ai nấy đều hả hê
Sốc với món quà cưới độc đáo từ hội người yêu cũ của chồng: Đám cưới tưởng chừng hạnh phúc bỗng hóa "biến cố" không tưởng!
Chuyển nhà chuẩn phong thủy: 3 'bảo bối' cần phải mang theo để hút tài lộc, gia đạo hưng thịnh
Bí quyết để cây trầu bà mọc lá xanh mướt: Cho cây uống 2 loại “nước” rẻ tiền mà nhà nào cũng có sẵn
Lời dạy Quỷ Cốc Tử rằng trước khi vận rủi ập đến, con người sẽ gặp 4 điềm báo này, cần nhạy bén để nhận ra và hóa giải nó
Đằng sau việc nhà hàng phục vụ lạc rang trước bữa ăn: Lý do thật sự chắc chắn sẽ khiến bạn phải trầm trồ