Đời sống

Quy tắc “3 nên, 2 không nên” khi ăn uống để dạ dày luôn khoẻ

Để dạ dày khoẻ mạnh mỗi ngày hãy bỏ túi ngay bí quyết ăn uống được chia sẻ dưới đây. Đọc nhanh để sống khỏe, sống thọ.

Đưa mẹ bạn trai đi bệnh viện, tôi lịm người nhận ra sự thật sau 20 năm / Lợi ích chữa nhiều bệnh nguy hiểm ít ai ngờ đến của khoai lang

Nên ăn cháo gạo lứt
Gạo lứt có tính ôn hòa, chứa dầu thực vật và protein giúp bảo vệ thành dạ dày, phòng ngừa các chứng viêm loét. Ăn cháo gạo lứt có tác dụng làm ấm và dưỡng dạ dày.
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nên ăn sữa chua
Thói quen uống sữa chua giúp thúc đẩy nhu động ruột và dạ dày. Đây là một trong những thực phẩm có ích cho nhóm lợi khuẩn trong dạ dày.
Protein và axit lactic trong sữa chua còn giúp bổ sung dinh dưỡng cho dạ dày. Sau khi ăn đồ cay, bạn có thể ăn một ít sữa chua để trung hòa tính kích thích của vị cay, bảo vệ hệ tiêu hóa.

Nên uống trà phổ nhĩ
Phổ nhĩ là loại thức uống được làm từ trà đen, qua một quá trình lên men giúp cho các vi sinh vật có lợi phát triển giống như rượu vang. Trà có tác dụng loại bỏ độc tố và lớp dầu mỡ thừa bám ở thành dạ dày, đường ruột. Chất polyphenols trong trà ức chế sự sinh sôi của vi khuẩn, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Không nên uống nước ngọt có ga
Các loại nước ngọt có ga chứa nhiều thành phần hóa học, phẩm màu, nếu lạm dụng dễ khiến người uống chướng khí, đầy hơi. Người có hệ tiêu hóa kém nếu thường xuyên dùng thức uống này sẽ làm thành dạ dày mỏng dần, niêm mạc bị tổn thương, gây ra nhiều bệnh về tiêu hóa.

Không nên uống rượu bia
Uống nhiều rượu bia tăng nguy cơ tổn thương niêm mạc dạ dày, dễ viêm loét, nghiêm trọng hơn là xuất huyết. Chất cồn trong rượu có tính kích thích mạnh, có thể chứa nhiều chất độc hại khác nếu sản xuất không đảm bảo an toàn.

Những món ăn tốt cho dạ dày
Món cháo kê, lạc, đậu đỏ: Nguyên liệu chuẩn bị: Kê 50g, lạc 50g, đậu đỏ 30g và đường phèn lượng vừa đủ.
Cách chế biến cháo: Ngâm kê, lạc và đậu đỏ trong vòng 4 tiếng, sau đó rửa sạch. Cho lạc và đậu đỏ vào nồi cùng với lượng nước vừa đủ, đun lửa to cho sôi, rồi chuyển lửa nhỏ trong vòng 30 phút. Sau đó cho kê vào đun cùng cho đến khi chín nhừ, thêm đường phèn nêm vừa miệng.
Công dụng: Kê có vị ngọt, công dụng thanh nhiệt giải độc, kiện dạ dày, trừ thấp, hòa vị,hỗ trợ giấc ngủ ngon và sâu hơn. Món ăn này thích hợp với người bị nóng trong hay những người bị suy nhược tì vị. Người kém ăn dùng món cháo kê không chỉ giúp dưỡng dạ dày, mà nó còn có công hiệu hỗ trợ hệ tiêu hóa, chống các triệu chứng như buồn nôn, ợ chua nữa.
Bên cạnh đó thì bạn cũng có thể thêm vào món cháo các vị khác nhau như táo tàu, khoai lang, hạt sen, bách hợp… nhằm tạo nên món ăn vừa hợp khẩu vị, lại có lợi cho sức khỏe.
Món canh đu đủ nấu sườn: Khi nhắc đến những món ăn tốt cho dạ dày thì không thể bỏ qua món canh đu đủ nấu sườn. Cách nấu rất đơn giản.
Chuẩn bị: Đu đủ xanh 1 quả, lạc 150g, sườn 500g, táo tàu 9 quả và lượng gia vị vừa đủ.
Cách chế biến: Đu đủ gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành miếng. Lạc mang ngâm 30 phút. Sườn rửa sạch, táo tàu bỏ hạt. Sau đó mang tất cả nguyên liệu cho vào nồi, đun lửa to với lượng nước vừa đủ, khi sôi chuyển ninh lửa nhỏ trong vòng 3 tiếng, sau đó nêm gia vị vừa miệng và thưởng thức.
Công dụng: Thanh nhiệt, kiện tì thông tiện, có tác dụng dưỡng sinh tư nhuận, đồng thời làm giảm nhẹ triệu chứng đối với những bệnh như viêm dạ dày mạn tính, viêm trực tràng và các vấn đề về hệ tiêu hóa.
Theo Mộc/Khỏe & Đẹp
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm