Để chữa bệnh cao huyết áp, ngoài các biện pháp dùng thuốc, tập luyện thì việc lựa chọn một chế độ ăn uống phù hợp không thể thiếu với bệnh này? Vậy người cao huyết áp nên ăn gì và không nên ăn gì.
Bệnh cao huyết áp nên ăn gì?
Theo các chuyên gia, người bệnh cao huyết áp cần dùng các thực phẩm ít muối, ít đường, ít cholesterol, hạn chế các chất đạm, nhiều kali, không hút thuốc lá, bia rượu và dùng các loại rau xanh như:
Cần tây: dùng cần tây càng tươi càng tốt, rửa thật sạch, giã nát rồi ép lấy nước, chế thêm một chút mật ong, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 40ml.
Cải cúc: nên dùng làm rau ăn hàng ngày hoặc ép lấy nước cốt uống, mỗi ngày chừng 50ml, chia 2 lần sáng, chiều. Đặc biệt thích hợp với những người bị cao huyết áp có kèm theo đau và nặng đầu.
Rau muống: đặc biệt thích hợp cho những người cao huyết áp kèm theo những triệu chứng đau đầu.
Măng lau: rất thích hợp cho người bị cao huyết áp và xơ vữa động mạch.
Cà chua: nếu ăn thường xuyên mỗi ngày 2 quả cà chua sống thì khả năng phòng chống cao huyết áp là rất tốt. Đặc biệt là khi có biến chứng xuất huyết đáy mắt.
Cà: đặc biệt cà tím là thực phẩm rất giàu vitamin P, giúp cho thành mạch máu được mềm mại, dự phòng tích cực tình trạng rối loạn vi tuần hoàn hay gặp ở những người cao huyết áp và các bệnh lý tim mạch khác.
Cà rốt: nên dùng dạng tươi, rửa sạch, ép lấy nước uống ngày 2 lần, mỗi lần chừng 50ml.
Nấm hương và nấm rơm: là những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, nhưng lại có khả năng phòng chống xơ vữa động mạch và cao huyết áp.
Mộc nhĩ: hàng ngày có thể dùng mộc nhĩ trắng 10g hoặc mộc nhĩ đen 6g, đem nấu nhừ rồi chế thêm 10g đường phèn, ăn đều đặn trong ngày, khi có biến chứng đáy mắt xuất hiện thì đây là thức ăn lý tưởng.
Tỏi: hàng ngày nếu kiên trì ăn đều đặn 2 tép tỏi sống hoặc đã ngâm giấm, hay uống 50ml giấm ngâm tỏi thì có thể duy trì huyết áp ổn định ở mức bình thường.
Lạc (đậu phộng): kinh nghiệm dân gian Trung Quốc dùng lạc ngâm với giấm ăn sau 5 ngày thì dùng được, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10 hạt.
Hải tảo, hải đới và thảo đỏ: có thể dùng phối hợp cả 3 thứ cùng một lúc hoặc thay thế nhau.
Đậu Hà Lan và đậu xanh: kinh nghiệm dân gian thường dùng đậu xanh hầm với hải đới ăn, hoặc đậu xanh và vừng đen sao thơm tán bột ăn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 50g để phòng chống cao huyết áp.
Sữa đậu nành: mỗi ngày nên dùng 1.000ml sữa đậu nành pha với 100g đường trắng, chia làm vài lần uống trong ngày.
Táo: mỗi ngày nên ăn 3 quả hoặc ép lấy nước uống 3 lần, mỗi lần chừng 50ml.
Lê: mỗi ngày nên ăn đều đặn từ 1 – 2 quả hoặc ép lấy nước cốt uống.
Nho: rất tốt cho người bị cao huyết áp, kể cả nho tươi hoặc nho khô, vì trong thành phần có chứa nhiều muối kali nên có công dụng giảm áp, lợi niệu và bồi phụ lượng kali mất đi do dùng các thuốc lợi tiểu Tây y.
Chuối tiêu: mỗi ngày nên ăn từ 1- 2 quả hoặc dùng vỏ chuối tiêu tươi 30- 60g sắc uống thay trà.
Dưa chuột: nên dùng dưới dạng ăn sống hoặc chế thành dưa góp, nhưng chú ý không quá nhiều muối.
Dưa hấu: rất thích hợp cho người cao huyết áp vào mùa hè vì có tác dụng thanh nhiệt.
Mã thầy: mỗi ngày dùng 60-120g rửa sạch, ép lấy nước, chia uống 3 lần trong ngày hoặc dùng 120g sắc uống cùng với hải tảo 60g, uống thay trà trong ngày.
Ngoài ra, người bị cao huyết áp còn nên trọng dụng một số thực phẩm khác như: ngô (bắp) đặc biệt là râu ngô, vừng (mè), hạt sen, ngó sen, củ cải, đậu tương, cải xanh, bắp cải, dầu thực vật, trà tâm sen, trà hoa hòe, trà thảo quyết minh, trà cúc hoa, trà bạch cúc, trà kỷ tử, mật ong… và không nên hoặc hạn chế dùng một số thực phẩm như: lòng đỏ trứng, não động vật, gan dê, thịt chim sẻ, thịt dê, thịt chó, thận lợn, mỡ động vật, rượu trắng, dưa hoặc cà muối mặn, thuốc lá, cà phê, trà đặc, hạt tiêu, ớt, gừng…
Bệnh cao huyết áp không nên ăn gì?
Theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, người bệnh cao huyết áp không nên dùng các chất sau:
Rượu: Bởi vì rượu làm cho tim đập nhanh hơn, mạch máu co lại, huyết áp tăng cao và làm cho muối canxi đọng lại ở thành mạch, gây xơ cứng động mạch. Vì vậy người bệnh cao huyết áp cần phải tuyệt đối kiêng rượu.
Thuốc lá: Hút thuốc là một trong những yếu tố làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp và làm giảm lượng oxy cần thiết đến các tế bào và các cơ quan trong cơ thể, đồng thời hút thuốc làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.
Cafe: Trong cafe có chứa một chất gọi là caphein, nếu uống nhiều sẽ làm kích thích nhịp đập của tim làm tăng huyết áp.
Trà đặc: Trà đặc cũng là một nước uống mà bệnh nhân cao huyết áp cần phải kiêng, nhất là loại hồng trà đặc, vì nó có nhiều chất kiềm có thể gây hưng phấn đại não, gây bất an, mất ngủ, làm tim đập loạn nhịp, huyết áp tăng cao. Ngược lại bệnh nhân nên uống trà xanh sẽ rất có lợi cho việc điều trị cao huyết áp.
Các thức ăn mặn: Các thức ăn mặn, nhiều muối, nhiều đường, có vị cay sẽ làm cho việc đại tiện khó khăn, dẫn đến táo bón. Khi đại tiện khó khăn huyết áp sẽ tăng, từ đó có nguy cơ xuất huyết não.
Trên đây là một số kiến thức về bệnh huyết áp cao nên ăn gì mà bạn cần biết nếu có người thân hoặc chính bạn đang bị cao huyết áp. Ngoài ra để chữa cao huyết áp hiệu quả bệnh nhân cần kết hợp với dùng thuốc và các bài luyện tập hỗ trợ điều trị bệnh.
Theo PV/Người đưa tin
Ảnh minh họa