Quy tắc ăn uống cho người bị bệnh dạ dày
Bệnh đau dạ dày có liên quan tới chế độ ăn uống, do đó việc ăn uống đối với người mắc căn bệnh này cũng quan trọng như việc chữa trị bệnh của các bác sỹ.
Cách diệt gọn mỡ thừa, giảm cân hiệu quả nhờ bột sắn dây / 'Thay da đổi thịt' sau 1 tuần dùng sinh tố đu đủ
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
3 ngày cuối năm 2024: 4 con giáp đón vận may tài lộc ngập tràn
4 con giáp may mắn cuối tuần này (28-29/12): Gặt hái thành tựu lớn trước thềm năm mới
Người xưa có câu: “Tứ không bình thường thì gia đình sẽ gặp nạn”, là điềm báo gì?
Bắt đầu từ 28/12: 3 con giáp may mắn “thời tới cản không nổi” – cơ hội vàng để bứt phá!
5 cái tên bị cấm khai sinh ở Việt Nam: Là tên gì và tại sao?
Tử vi ngày 28/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Hợi rực rỡ cơ hội thăng tiến, Sửu cần đối mặt thách thức
Cột tin quảng cáo
Ăn ít các thực phẩm chiên rán
Do các loại đồ ăn này không dễ tiêu hóa nên có thể làm gia tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa. Ăn nhiều có thể khiến máu nhiễm mỡ, không tốt cho sức khỏe.
Tránh các thức ăn cay
Tránh thức ăn cay là một quy tắc cần nhớ cho người bị bệnh dạ dày. Ảnh minh họa
Các loại thực phẩm nhiều gia vị và dầu mỡ không gây viêm loét dạ dày như nhiều người tưởng nhưng tất cả các thức ăn cay, chiên và béo có thể gây kích ứng dạ dày vì thế bạn nên tránh chúng trong khi bạn đang có một vết loét dạ dày. Tránh các loại gia vị như ớt, bột ớt, hạt mù tạt, hạt nhục đậu khấu và hạt tiêu nóng dẫn đến đau bụng. Mặc dù tỏi có chứa flavonoid tuy nhiên tỏi cũng có thể dẫn tới chứng ợ nóng vì vậy khi ăn cần chú ý tới phản ứng của cơ thể.
Tránh các thức ăn có tính axít
Các loại thực phẩm có tính axit cũng có thể gây kích ứng dạ dày của bạn trong khi bạn có một vết loét. Hạn chế các loại thực phẩm như trái cây citric như cam và chanh và nước ép từ các loại trái cây trong quá trình điều trị vết loét của bạn. Cà chua có hàm lượng axit khá cao vì thế khi bị loét dạ dày nên hạn chế cà chua.
Ăn uống điều độ
Nghiên cứu cho thấy, ăn uống điều độ đúng giờ, có định lượng sẽ hình thành phản xạ có điều kiện, hỗ trợ bài tiết tuyến tiêu hóa, có lợi cho tiêu hóa.
Đúng giờ, định lượng
Bạn cần ăn đầy đủ 3 bữa/ngày và ăn đúng giờ, cho dù đói hay không đói. Tuyệt đối không được để dạ dày quá đói hoặc quá no vì khi đó các axit trong dạ dày sẽ tiết ra, gây ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa.
Chọn giờ uống nước
Thời điểm uống nước tốt nhất là lúc ngủ dậy vào sáng sớm và một giờ trước khi ăn. Uống nước ngay sau bữa ăn sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, càng dễ gây ra chứng đau dạ dày. Uống quá nhiều nước canh cũng sẽ ảnh hưởng tới việc tiêu hóa thức ăn trong và sau bữa ăn.
Chú ý phòng lạnh
Vùng bụng sau khi bị lạnh sẽ khiến chức năng dạ dày kém đi. Vì vậy, những người bị bệnh dạ dày càng nên chú ý giữ ấm vùng bụng, đừng để nhiễm lạnh.
Giảm thức uống chứa caffeine và cồn
Caffeine có thể làm tăng sản xuất acid dạ dày, có thể làm tăng kích thích và gây ra những cơn đau dạ dày. Khi bị viêm loét dạ dày, nên tránh các đồ uống có chứa caffeine như cà phê, cocacola, trà chứa caffeine và sôcôla. Rượu có thể gây kích ứng và mài mòn niêm mạc dạ dày và dẫn đến chảy máu từ vết loét.
Hãy áp dụng những quy tắc ăn uống cho người bị bệnh dạ dày để có một sức khỏe tốt nhất nhé!