Đời sống

Rạn da lúc mang thai: Mẹ bầu chỉ cần làm mấy việc dễ ợt này là da có thể đẹp như thời con gái

Rạn da khi mang thai là tình trạng hầu hết chị em đều gặp phải. Những vết rạn khiến chị em tự ti về ngoại hình của mình. Vậy cách phòng ngừa và điều trị rạn da như thế nào để an toàn nhất cho bà bầu.

Thấy những “chiếc túi” bầu dục này trong nhà, loại bỏ ngay kẻo hối hận không kịp / Bồ huênh hoang "vác" bụng bầu đến đòi nhường chồng, ai ngờ chỉ biết "run lẩy bẩy" đi về trong sợ hãi

Nguyên nhân gây rạn da khi mang thai

Theo một số thống kê, cứ 10 phụ nữ mang thai thì sẽ có 9 người bị rạn da. Lý do là vì, quá trình mang thai khiến cơ thể người phụ nữ bị tăng cân đột ngột trong thời gian ngắn. Lúc này, mô liên kết dưới da và các sợi collagen bị đứt gãy, làn da kéo giãn quá mức tạo ra các rãnh hằn sâu dưới da. Đây chính là những vết rạn da.

Mẹ bầu nằm trong trường hợp sau dễ bị rạn da

Mẹ hoặc chị gái bị rạn da khi mang thai: Rạn da là một trong những vấn đề có tính di truyền. Nếu mẹ hoặc chị gái của bạn từng bị rạn da thì khả năng cao bạn cũng gặp tình trạng này khi mang thai.

Mẹ bầu tăng cân quá nhanh: Trọng lượng cơ thể tăng quá nhiều sẽ khiến làn da mỏng hơn nên rất dễ bị rạn da.

Tuổi đời mang thai quá cao hoặc quá thấp: Mang thai dưới độ tuổi 20 có nguy cơ bị rạn da cao hơn, bởi khi đó, làn da của mẹ vẫn đang căng, săn chắc nên khi bị kéo giãn sẽ dễ xuất hiện các vết rạn, nguy hiểm hơn là cấu trúc da có thể bị tổn thương, rách và khó hồi phục lại sau sinh.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ngoài ra, mang thai ở độ tuổi quá cao (trên 35 tuổi) cũng khiến tình trạng rạn da nghiêm trọng, bởi giai đoạn này da đã bị lão hóa dần.

Người từng bị rạn da ở tuổi dậy thì: Ở tuổi dậy thì, các hormone sinh dục của cơ thể thay đổi bất thường, khi đó nếu trên cơ thể bạn xuất hiện các vết rạn thì khả năng cao là khi mang thai bạn sẽ gặp lại tình trạng này.

Thai nhi quá lớn: Cân nặng thai nhi càng lớn, áp lực đè lên làn da càng nhiều khiến làn da vùng bụng bị kéo giãn thêm, nguy cơ rạn da càng cao.

Da thiếu dưỡng chất: Sau 25 tuổi, các dưỡng chất giúp làn da mịn màng như collagen bắt đầu giảm dần. Nếu không chăm sóc da thường xuyên thì làn da sẽ nhanh bị lão hóa, ít tính đàn hồi, độ co giãn kém.

 

Lười vận động: Với những mẹ bầu thường xuyên tập thể dục thể thao trước và trong quá trình mang thai sẽ có tỷ lệ rạn da thấp hơn hẳn những người khác.

Cách phòng ngừa rạn da

1. Uống nhiều nước

Tăng cường nước trong giai đoạn mang thai không chỉ để giúp cơ thể bài tiết tốt, phòng ngừa thiếu ối, giảm ốm nghén, giúp giải độc… mà còn có tác dụng ngăn ngừa tình trạng rạn da. Mẹ bầu uống đủ nước là một trong những cách tốt nhất để tăng độ ẩm, tăng tính đàn hồi cho da.

2. Bổ sung vitamin

Các loại vitamin A, E và C, các loại thực phẩm có chứa axit béo omega-3 rất tốt cho làn da. Theo đó, các mẹ có thể sử dụng dầu dừa, dầu ô liu đều chứa lượng vitamin E dồi dào, giúp làn da luôn mềm mại, mịn màng và tăng tình đàn hồi cho da. Ngoài ra các loại thực phẩm như cam quýt, xoài, khoai lang, cà rốt, dâu tây, rau bina, quả óc chó, các loại hạt, và trứng gà… sẽ cung cấp đầy đủ các loại vitamin, dưỡng chất trên, mang lại cho bạn làn da căng tràn, không rạn.

 

3. Massage bằng dầu tự nhiên

Mẹ có thể sử dụng dầu dừa hoặc dầu mè… để massage nhẹ nhàng các vùng da có thể bị rạn như bụng, đùi, mông, cẳng chân. Nên thực hiện phương pháp trên 1- 2 lần/ngày sẽ rất hiệu quả.

4. Tẩy da chết

Đây là một cách hiệu quả để loại bỏ lớp da chết trên cùng của làn da, cho phép các tế bào mới phát triển và tăng cường lưu thông, từ đó ngăn ngừa rạn da.

5. Tập thể dục

 

Tập thể dục đều đặn giúp da duy trì sự đàn hồi, tăng lưu thông trong cơ thể, đồng thời làm bạn thở dễ dàng hơn, tốt cho cả em bé. Ngoài ra, việc tập thể dục trong thai kỳ sẽ giúp mẹ bầu tránh tăng cân quá nhanh, ngăn ngừa rạn da sớm.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm