Rất nhiều gia đình đang rửa đũa theo 3 cách sai lầm, gây hại, mở đường cho bệnh tật tìm đến
5 sai lầm tai hại khi ăn bơ khiến bạn đánh mất cả 'núi' dinh dưỡng, lại khiến cơ thể nhiễm độc / 4 sai lầm khi ăn tôm mất sạch dinh dưỡng dễ rước thêm bệnh
1. Rửa đũa bằng cách chà xát mạnh
không ít người thường xuyên có thói quen khi rửa đũa sẽ chà xát chúng với nhau vì cho rằng làm như vậy sẽ có thể giúp cho đũa sạch hơn, từ đó loại bỏ được tối đa chất bẩn. Theo thống kê, có khoảng 90% người đều có thói quen rửa đũa theo cách này, nhưng trên thực tế đây là cách làm hoàn toàn sai.
Theo các chuyên gia, hiện nay đa số đũa ăn được sản xuất công nghiệp đều có cạnh, việc chà sát với nhau như vậy cũng không thể nào loại bỏ được hết cặn bẩn bám trên đũa. Hơn thế nữa, khi đũa được chà xát với nhau sẽ rất dễ làm bong lớp bảo vệ bên ngoài, tạo ra các vết nứt nhỏ, từ đó khiến cho bề mặt đũa lâu dần trở nên thô ráp, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Khi con người sử dụng có thể bị vi khuẩn tấn công, gây bệnh.
2. Ngâm đũa trong chất tẩy rửa
Có rất nhiều người vì lý di bận hay nhiều lý do khác mà thường xuyên có thói quen không rửa bát sau khi ăn, mà thay vào đó là để bát đũa vào bồn rửa. Sau đó, họ cho nước rửa bát vào và ngâm như vậy sau một khoảng thời gian mới rửa vì cho rằng làm vậy sẽ không lo bị vi khuẩn. Tuy nhiên, dù cho đũa không bị vị khuẩn xâm nhập nhưng nó lại được ngâm trong nước hóa chất tẩy rửa trong một khoảng thời gian dài sẽ rất dễ khiến cho các thành phần hóa học xâm nhập vào đũa.
Và một thực tế rằng, những chất hóa học đó bị sót lại trên đũa sẽ rất khó để có thể loại bỏ chỉ với cách rửa như thông thường. Và nếu chúng ta dùng phải đũa có hóa chất sẽ khiến nồng độ các ion canxi trong máu, axit hóa máu nguy cơ bị giàm, khiến cơ thể dễ mệt mỏi và thậm chí có thể ảnh hưởng đến chức năng giải độc gan.
3. Không làm khô đũa trước khi cất vào ống đũa
Bên cạnh hai thói quen sai lầm khi rửa đũa trên, cũng có không ít người thường mắc phải sai lầm đó là rửa đũa xong nhưng không làm khô đũa trước khi cho đũa vào ống. Chính vì thế, bạn đã tạo điều kiện cho đũa ở một nơi ẩm ướt, khiến cho vi khuẩn nấm mốc thuận lợi phát triển Thậm chí có thể sản sinh ra chất gây UT có tên là aflatoxin. Trong khi aflatoxin chính là một nhóm các chất chuyển hóa của vi nấm, có độc tính cao. Hơn nữa, với cách rửa đũa như vậy cũng rất dễ gây nhiễm trùng chéo các loại vi sinh vật gây bệnh trên các loại đũa khác nhau, các bệnh truyền nhiễm cũng có thể lây lan thông qua cách làm sạch đũa này.
Cách rửa đũa đúng:
- Nên rửa đũa ngay sau khi ăn, không được ngâm trong nước quá lâu.
- Nên rửa từng đôi đũa một, không cầm cả nắm đũa chà xát vào nhau.
- Khi rửa đũa có thể dùng nước rửa chuyên dụng hoặc nước vo gạo để làm sạch.
- Sau khi rửa đũa xong, cần phân loại đầu đũa để tiếp tục làm các khâu tiếp theo như sấy khô hoặc phơi ra ngoài trời nắng.
- Không nên sử dụng lâu mà nên thường xuyên thay đũa mới. Cụ thể, cần thay đũa khi có dấu hiệu bị bong sơn, mòn, tốt nhất nên thay sau 3-6 tháng dùng. Bởi sau khoảng thời gian này, màu đũa có thể chuyển sang đậm hoặc nhạt dần do tần suất sử dụng.
- Ngoài ra, với ống đựng đũa cần phải đảm bảo luôn khô ráo, sạch sẽ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao người xưa lại nói: 'Nhất gái lông tay, nhì trai lông bụng'?
Cuối năm vận đỏ gọi tên 2 con giáp, 1 con giáp cần cẩn trọng
7 ngày tới, 3 con giáp này sẽ đón nhận sự ưu ái đặc biệt từ Thần tài, công việc thuận lợi và sự giúp đỡ tận tình từ quý nhân
Chồng trút giận sau hành động tàn nhẫn của mẹ chồng: Câu cảnh báo khiến bà tái mặt
Đặt chiếc lá nhỏ này trong nhà, tất cả gián sẽ biến mất sau một đêm, nhiều người tiếc vì không biết sớm hơn!
Tử vi ngày 5/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ làm ăn thuận lợi, tiền bạc dễ kiếm được