Rau hẹ là cây gì và những công dụng tuyệt với của lá hẹ đối với sức khỏe
Ái nữ tập đoàn Daelim: Visual như idol, style điệu đà đúng chuẩn tiểu thư tài phiệt / Vì sao nước luộc thịt sủi bọt? Liệu có phải do lợn nhiễm hóa chất?
Rau Hẹ là rau gì?
Rau hẹ hay còn được gọi là lá hẹ hoặc một số tên gọi Đông Y khác như: Khởi Dương Thảo, Cửu Thái Tử, Cửu Thái,… Tên khoa học của nó là Allium ramosum L, loại rau này thuộc họ hành. Đây chính là một loại rau gia vị thường được dùng trong chế biến một số món ăn. Ngoài ra còn được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh.
Hẹ thuộc loại thân thảo, có thể sống được trong thời gian dài. Độ dài trưởng thành của lá hẹ từ 20 - 40cm, thuộc họ rễ chùm. Màu sắc xanh lục, lá dẹp, hoa màu trắng, có mùi thơm nhẹ.
Hẹ thuộc loại cây sinh sản vô tính, con còn mọc nhờ sự tách chồi từ cây mẹ nên chúng thường mọc thành từng bụi. Rau lá hẹ là loại rau dễ trồng mà không cần phải chăm sóc nhiều. Bạn chỉ cần trồng 1 lần là có thể ăn quanh năm.
Hẹ sống tốt trong môi trường khí hậu nóng ẩm. Bạn có thể thấy hẹ hay mọc dại ở các bờ ruộng, ven đường và loại cây này được canh tác, nuôi trồng để làm thuốc và chế biến các món ăn. Lá hẹ sau khi được thu hái, bạn có thể bảo quản nơi khô thoáng. Để giữ hẹ được lâu, bạn nên dùng giấy gói lại để ngăn mát tủ lạnh.
Các thành phần chất dinh dưỡng được nghiên cứu trong cây rau hẹ bao gồm: Vitamin B, A, C, K. Canxi, các chất xơ. Sắt, photpho, đồng. Pyridoxine, Niacin, Mandan, Thiamin, Riboflavin.
Lợi ích của rau Hẹ là gì?Rau Hẹ giúp làm dịu quá trình tiêu hóa: Hẹ giúp cơ thể loại bỏ các vi khuẩn, nấm men và nấm có hại trong đường ruột có thể cản trở quá trình tiêu hóa của bạn. Sự kết hợp của chất xơ và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác như Niacin, Thiamin, Axit pantothenic, Phốt pho, Kẽm trong hẹ có tác dụng làm dịu quá trình tiêu hóa.
Lá Hẹ giúp cải thiện sức khỏe của xương: Lá hẹ chứa nhiều Vitamin K là một chất dinh dưỡng quan trọng với xương. Loại vitamin này hỗ trợ sản xuất một loại Protein gọi là Osteocalcin, rất quan trọng để duy trì mật độ khoáng của xương.
Đặc tính chống viêm của Hẹ cũng có thể giúp điều trị viêm khớp. Vậy nên bạn cần biết lá hẹ kỵ với gì để tránh làm mất những dưỡng chất quan trọng có trong hẹ khi nấu nướng.
Rau Hẹ giúp bảo vệ tim: Chất Allicin trong hẹ có thể giảm mức Cholesterol và huyết áp. Allicin giải phóng oxit nitric trong máu, làm giảm độ cứng của mạch máu cũng như huyết áp. Và quercetin trong hẹ làm giảm sự tích tụ mảng bám trong động mạch.
Lá Hẹ chống ung thư: Hẹ chứa các chất chống oxy hóa Flavonoid, cụ thể là Lutein và Zeaxanthin có tác dụng chống lại ung thư phổi và ung thư miệng. Hẹ cũng rất giàu chất xơ, giúp ngăn ngừa ung thư ruột kết. Và hẹ cũng chứa allicin, một chất chống oxy hóa quan trọng giúp ngăn ngừa ung thư vú.
Hẹ giúp tăng cường khả năng miễn dịch: Nhiều chất Phytochemical trong hẹ có thể tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn. Hẹ có chứa Selen và các hợp chất lưu huỳnh giúp cơ thể chữa lành vết thương nhanh hơn.
Lá Hẹ giúp tăng cường thị lực: Lợi ích này có được là nhờ lutein và Zeaxanthin trong hẹ, giúp giảm stress, oxy hóa và tăng cường sức khỏe thị lực. Chúng cũng làm chậm sự phát triển của bệnh đục thủy tinh thể.
Rau Hẹ giúp cải thiện giấc ngủ và tâm trạng: Hẹ là nguồn cung cấp choline dồi dào hỗ trợ giấc ngủ ngon. Và axit folic trong hẹ cũng có tác dụng thúc đẩy sản xuất dopamin và serotonin, là những hormone giúp cải thiện tâm trạng của bạn.
Hẹ giúp cải thiện sức khỏe của da và tóc: Hẹ là một nguồn Beta-carotene dồi dào, chất chống oxy hóa giúp tăng cường độ rạng rỡ và sức khỏe của làn da. Ngoài ra, ăn hẹ làm tăng lưu lượng máu đến da đầu và củng cố chân tóc. Chúng cũng có thể ngăn ngừa gãy tóc.
Hướng dẫn một số bài thuốc dân gian từ rau Hẹ
Chữa cảm mạo, ho do lạnh: Lá hẹ 250g, gừng tươi 25g, cho thêm ít đường hấp chín, ăn cái, uống nước. Dùng liền 5 ngày.
Chữa nhức răng: Lấy một nắm hẹ (cả rễ), rửa sạch, giã nhuyễn đặt vào chỗ đau, đặt liên tục cho đến khi khỏi.
Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Hàng ngày sử dụng từ 100 - 200g rau hẹ, nấu cháo, nấu canh hoặc xào ăn. Không dùng muối hoặc chỉ dùng một chút muối khi chế biến món ăn. 10 ngày một liệu trình.
Hoặc dùng củ rễ hẹ 150g, thịt sò 100g, nấu canh ăn thường xuyên. Có tác dụng tốt đối với bệnh đái tháo đường đã mắc lâu ngày, cơ thể đã suy nhược.
Nhuận tràng, trị táo bón: Hạt hẹ rang vàng, giã nhỏ, mỗi lần uống 5g. Hòa nước sôi uống ngày 3 lần, dùng liền 10 ngày. Chữa ho trẻ em do cảm lạnh: Lấy lá hẹ xắt nhỏ trộn với đường phèn hoặc mật ong vào cùng một chén, sau đưa chén vào nồi cơm hấp chín. Cho trẻ uống dần trong ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê. Dùng liền 5 ngày.
Giúp bổ mắt: Rau hẹ 150g, gan dê 150g, gan dê thái mỏng, ướp gia vị vừa xào với rau hẹ. Khi xào dùng ngọn lửa mạnh, lúc chín cho gia vị vừa đủ, ăn với cơm, cách ngày ăn một lần, 10 ngày một liệu trình.
Trĩ sưng đau: Lấy 1 nắm to lá hẹ cho vào nồi đất cùng với nước, dùng lá chuối bịt kín, đun đến khi sôi thì nhấc xuống, chọc một lỗ thủng trên lá chuối cho hơi bay lên để xông trĩ. Khi thấy hết hơi thì đổ ra chậu, ngâm rửa hậu môn. Cũng có thể giã nhuyễn lá hẹ cho vào chậu rồi ngồi lên (để trĩ tiếp xúc trực tiếp với lá hẹ).
Lòi dom: Lá hẹ 1 nắm giã nhỏ, trộn giấm, đảo nóng, gói trong 2 miếng vải xô sạch, thay nhau chườm và chấm hậu môn.
Chứng tâm hãn (mồ hôi ra không ngớt, chỉ khu trú ở vùng ngực): Dùng 49 cây hẹ (cả gốc) rửa sạch, cho vào 2 bát nước, sắc còn 1 bát, uống liên tục nhiều ngày cho đến khi khỏi.
Viêm loét dạ dày thể hàn; Đau vùng thượng vị, buồn nôn hoặc nôn do lạnh: Rau hẹ 250g, gừng tươi 25g, tất cả thái vụn, giã nát, lọc lấy nước, đổ vào nồi cùng với 250g sữa bò. Đun nhỏ lửa cho đến khi sôi, uống nóng.
Tiểu đường: Củ hẹ 150g, thịt sò 100g. Nấu chín, nêm gia vị, ăn thường xuyên. Người bị ra mồ hôi trộm (âm hư tự hãn) dùng món này cũng tốt.
Hẹ chứa một lượng Vitamin A dồi dào ở dạng Beta - caroten.
Hẹ chứa một lượng Vitamin A dồi dào ở dạng Beta - caroten. 1/4 bát hẹ tươi cung cấp 17% lượng khuyến nghị Vitamin A cho nam và 22% cho nữ. Ngoài ra, hẹ chứa nhiều Vitamin K kích hoạt những Enzyme cần thiết cho quá trình khoáng hóa xương và tăng trưởng tế bào.
Quercetin và các Flavonoid khác được tìm thấy trong hẹ có thể giúp ngăn ngừa ung thư vú, ruột kết, tuyến tiền liệt, buồng trứng, nội mạc tử cung và phổi. Ngoài ra, Hẹ còn chứa Caroten, Zeaxanthin và Lutein có thể giúp bảo vệ chống lại ung thư phổi và ung thư miệng.
Tuy nhiên bất kì loại thực phẩm nào dù có công dụng tốt nhưng việc ăn quá nhiều sẽ dẫn đến việc thừa chất. Như vậy sẽ rất gây hại cho cơ thể. Do đó, mọi thứ chỉ nên ở mức vừa đủ và phù hợp.
Ai không nên ăn rau Hẹ?Người bị nóng trong: Người bị nóng trong khi ăn lá hẹ sẽ sinh thêm nhiệt, có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng và làm cho người bị khô miệng, gây khó chịu.
Những người bị bệnh về mắt: Đối với một số người mắc các bệnh về mắt như viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm túi lệ… thì không nên ăn lá hẹ, ngược lại còn dễ làm nặng thêm các triệu chứng khó chịu ở mắt.
Người yếu dạ dày: Vì hẹ chứa nhiều chất xơ, tuy có tác dụng thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa và đóng vai trò làm ẩm ruột, nhuận tràng nhưng bản thân hẹ lại không dễ tiêu hóa.
Người mắc các bệnh về đường tiêu hóa: Lá hẹ tính ấm có thể gây kích ứng nhất định cho đường tiêu hóa. Nếu là người mắc các bệnh về đường tiêu hóa như viêm dạ dày, viêm đường ruột, ăn không tiêu…. không chỉ dễ kích thích đường tiêu hóa mà còn dễ sinh nhiệt làm nặng thêm các triệu chứng khó chịu về đường tiêu hóa.
Mẹ bầu ăn rau Hẹ được không?Theo các bác sĩ sản khoa, phụ nữ mang thai ăn hẹ là hoàn toàn an toàn cho thai kỳ. Rau hẹ có nhiều công dụng tốt như ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt, chống táo bón, hỗ trợ xương chắc khỏe.
Ngoài ra, thành phần Axit folic trong hẹ khá cần thiết đối với mẹ bầu giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất. Trong thời gian đầu mang thai, nếu mẹ bầu không cung cấp đủ lượng axit folic thiết yếu sẽ vô cùng nguy hiểm đối với sự phát triển của thai nhi.
Giá trị dinh dưỡng trong rau hẹ cũng khá dồi dào và phong phú. Cơ thể bạn sẽ được cung cấp đầy đủ các chất cần thiết trong thai kỳ. Mẹ bầu không còn lo bị thiếu chất nữa. Thêm vào đó, ăn hẹ còn hỗ trợ phòng tránh tiểu đường thai kỳ, thiếu sắt và táo bón.
Rau hẹ rất tốt cho sức khỏe của phụ nữ mang thai.
Mang thai nên lưu ý gì khi ăn hẹ?
Rau hẹ rất tốt cho sức khỏe của phụ nữ mang thai và sự phát triển tối ưu của thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn cần lưu ý những vấn đề dưới đây để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe:
- Chọn mua lá hẹ có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, rau sạch, không có thuốc trừ sâu hay hóa chất độc hại.
- Lá hẹ hơi khó tiêu nên mẹ bầu chỉ được ăn tối đa 300g mỗi ngày, không được lạm dụng.
- Việc ăn nhiều rau hẹ sẽ khiến thai phụ bị rối loạn chức năng gan, giảm thị lực.
- Mẹ bầu có hệ tiêu hóa kém nên hạn chế ăn hẹ.
- Thai phụ bị bệnh gan hoặc bệnh về đường tiêu hóa nên hạn chế ăn hẹ để tránh làm tình trạng bệnh thêm nặng hoặc rối loạn chức năng gan.
Rau Hẹ có tác dụng tăng cường sinh lực đối với nam giới không?
- Rau Hẹ chữa chứng xuất tinh sớm: Các dưỡng chất như Sắt, Photpho, Đồng sẽ giúp cơ thể sản sinh và tăng cường hàm lượng máu đến dương vật. Nhờ vào chức năng này, chứng bệnh xuất tinh sớm sẽ được cải thiện rất rõ rệt và hiệu quả.
- Cây rau Hẹ trị các chứng di tinh, mộng tinh, liệt dương: Nam giới bổ sung Hẹ vào các bữa ăn hàng ngày sẽ giúp lượng máu được tăng cường tuần hoàn. Điều này giúp các mạch máu tại dương vật được giãn nỡ. Từ đó tạo được sự nhạy cảm và tăng khả năng cương cứng. Do đó, có thể kết luận rằng, rau hẹ có khả năng hỗ trợ chữa chứng liệt dương hiệu quả.
- Lá Hẹ có công dụng bổ thận tráng dương: Các dưỡng chất mà lá hẹ cung cấp làm sản sinh lượng máu. Điều này đem lại hiệu quả bổ thận tráng dương và tăng cường sinh lực phái mạnh.
Lá Hẹ kỵ với những gì?- Lá hẹ kỵ thịt bò sẽ gây đầy bụng và khó tiêu hóa. Nếu nấu chung lá Hẹ với thịt bò, qua thời gian dài sẽ làm cơ thể tích tụ độc tố, gây nhiều bệnh nguy hiểm.
- Lá hẹ kỵ với thịt trâu: Tương tự thịt bò, thịt trâu chứa nhiều chất dinh dưỡng và đạm. Vậy nên nếu kết hợp lá hẹ và thịt trâu sẽ khiến bạn khó chịu và đau bụng sau khi ăn. Đặc biệt, nếu bạn ăn thịt trâu cùng với lá hẹ nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Rau hẹ kỵ với mật ong: Mặc dù lá hẹ kết hợp với mật ong có thể làm giảm ho nhưng cũng làm giảm huyết áp hoặc tăng đường huyết cho người sử dụng. Với người bị huyết áp thấp hoặc bệnh đường huyết nên thận trọng với lá hẹ và mật ong. Bởi vì 2 nguyên liệu này sẽ khiến bệnh càng nặng hơn.
Rau hẹ kỵ với mật ong.
- Rau Hẹ kỵ với Hành Lá: Với người có cơ địa nhạy cảm, ăn lá hẹ với hành lá dễ bị viêm da, nổi dị ứng hay mề đay. Với người có hệ tiêu hóa kém sẽ bị khó tiêu, đầy bụng và đau dạ dày.
- Rau hẹ kỵ với hành tây: Người bị đau dạ dày khi ăn 2 món này cùng lúc dễ bị chướng hơi và đau bụng, làm cho dạ dày bị tổn thương nhiều hơn.
- Lá hẹ kỵ với Sữa chua: Sữa chua chứa nhiều Canxi trong khi rau hẹ chứa nhiều Axit Oxalic. Nếu bạn thường xuyên ăn 2 món này cùng nhau sẽ tạo thành sỏi trong cơ thể. Ngoài ra, 2 chất này kết hợp với nhau sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của món ăn.
- Lá hẹ kỵ với Rượu trắng: Rượu trắng có tính nóng, khi uống vào sẽ khiến cơ thể sản sinh nhiệt, làm phình to mạch máu nên dễ gây xuất huyết. Rau hẹ lại có vị cay, giúp hoạt huyết tráng dương. Vậy nên nếu ăn hẹ rồi lại uống rượu sẽ làm cho tình trạng xuất huyết càng trầm trọng hơn.
- Rau hẹ kỵ với bí đỏ: Khi bạn chế biến lá Hẹ cùng bí đỏ thì các Enzyme trong quả bí có thể triệt tiêu lượng Vitamin C phong phú có trong hẹ.
- Video: Làm thế nào để biết bạn đang ăn thừa muối? Nguồn: Báo Phụ nữ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn
Ngày nào chồng cũng chì chiết vợ là không biết đẻ vì sinh toàn vịt giời, vợ hét lên: ‘Anh giỏi thì đi mà đẻ'
Người phụ nữ lấy chồng kém 37 tuổi tuyên bố: ‘Anh ấy hạnh phúc và sẽ không bao giờ phản bội tôi’
Kịch tính lễ đính hôn: Vì chiếc váy cưới trong mơ, bố mẹ chồng tương lai bỏ về giữa chừng
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Một loại thực phẩm ‘rẻ hều’ không ai ăn ở Việt Nam nhưng lại là ‘vàng xanh’ của người Nhật