Rau má có tác dụng chữa đau dạ dày?
Lý do không nên đánh răng sau bữa sáng / Những người nên tránh xa đồ uống có đường
Tác dụng của rau má đối với sức khỏe
Rau má có thể sử dụng toàn cây, dùng tươi, phơi khô hoặc sấy khô và đem lại nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Rau má còn được biết đến là một vị thuốc chữa bệnh, đây là một loại thảo dược thường được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc và Ayurvedic.
Các bộ phận trên mặt đất của cây rau má được sử dụng làm thuốc điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng như nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh zona, phong, tả, lỵ, giang mai, cảm lạnh thông thường, cảm cúm,...
Ảnh minh họa.
Không chỉ vậy, rau má còn được sử dụng để điều trị mệt mỏi, lo lắng, trầm cảm hoặc rối loạn tâm thần hay bệnh Alzheimer và có tác dụng cải thiện trí nhớ. Đặc biệt, rau má được sử dụng để chữa lành vết thương, chấn thương hay các vấn đề về lưu thông máu như giãn tĩnh mạch, cục máu đông ở chân.
Mùa hè, rau má được sử dụng trong việc chữa trị say nắng. Và còn có tác dụng với viêmamidan, viêm màng phổi, viêm gan, vàng da, lupus đỏ hệ thống hay đau dạ dày, tiêu chảy,khó tiêu, viêm loét dạ dày, thiếu máu, hen suyễn, tiểu đường,...
Với phụ nữ, rau má còn được sử dụng để ngừa thai, không hành kinh và khơi dậy ham muốn tình dục. Đồng thời, rau máu còn được sử dụng để chữa vết thương, giảm sẹo do vết rạn da khi phụ nữ mang thai.
Ăn nhiều rau má có tốt không?
Sau khi tìm hiểu các tác dụng rau má ở trên, mọi người có thể lựa chọn bổ sung rau má vào bữa ăn cho gia đình mình để tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, dùng nhiều rau má, lạm dụng rau má lại không tốt như bạn nghĩ.
Học viện Y tế Hoa Kỳ đưa ra khuyến cáo, bạn không nên sử dụng rau má quá 6 tuần nếu như không có sự chỉ định của bác sĩ. Cân nhắc sử dụng rau má đối với người có tiền sử bệnh gan hoặc đã từng mắc các bệnh tổn thương da, ung thư.
Ảnh minh họa.
Liều lượng sử dụng rau má đúng chuẩn, mỗi ngày chỉ nên dùng 1 cốc nước rau má tương đương 40g. Nếu gặp các vấn đề về tuần hoàn máu ở chân như suy tĩnh mạch thì có thể uống từ 60 đến 180mg chiết xuất rau má mỗi ngày.
Nên biết, tùy thuộc vào cơ thể mỗi người, liều sử dụng rau má sẽ khác nhau. Sử dụng rau má khác nhau còn phụ thuộc vào tuổi tác, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần được quan tâm khác. Do đó, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đưa ra liều dùng phù hợp nhất.
Đau dạ dày có nên uống nước rau má không?
Rau má (mã đề thảo, liên tiền thảo, tinh huyết thảo,…) là loại rau dễ sống và dễ trồng trong tự nhiên. Bên cạnh là một loại rau thơm ngon trong thực đơn hàngngày, rau má còn được nhiều người dùng để chữa bệnh.
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh công dụng của rau má chữa đau dạ dày. Cụ thể, trong rau má chứa nhiều thành phần có tác dụng giảm nhanh chóng chứng ợ chua, ợ nóng, đau tức vùng ngực do các bệnh lý đau dạ dày gây nên.
Ảnh minh họa.
Có được điều này là do rau má chứa nhiều vitamin: B, K, C cùng một số khoáng chất như: alkaloid, canxium, phôt pho, saponins. Những khoáng chất này có khả năng kiểm soát nồng độ axit trong dạ dày và giảm dần các cơn đau dạ dày khá tốt.
Vậy đau bao tử uống rau má được không? thì câu trả lời là Có. Chỉ cần lựa chọn rau má và uống đúng liều lượng sẽ có tác dụng hỗ trợ trong việc chữa trị tình trạng đau dạ dày hiệu quả.
Một số lưu ý khi dùng rau má chữa đau dạ dày
Mặc dù rau má là thực phẩm lành tính nhưng cũng có dược tính cao. Chính vì vậy, bạn không thể lạm dụng khi sử dụng rau má.
Thứ nhất, nếu sử dụng nhiều ra má sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa. Bởi rau má có tính hàn, có thể gây lạnh bụng, tiêu chảy nhẹ.
Bài thuốc sử dụng rau má chữa đau dạ dày không dành cho phụ nữ mang thai. Bởi bài thuốc sẽ làm giảm khả năng mang thai và tăng nguy cơ sảy thai. Bên cạnh đó, phụ nữ nếu dùng rau má lâu ngày có thể làm giảm khả năng có con. Loại rau này đặc biệt nguy hiểm khi sử dụng trong thai kỳ.
Ảnh minh họa.
Đối với người bình thường, theo các chuyên gia, lượng dùng cho một ngày là một cốc nước rau má tương đương 40g rau má trở xuống.
Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không nên sử dụng rau má liên tục quá một tháng. Nếu muốn tiếp tục sử dụng rau má chữa đau dạ dày, bạn phải nghỉ tối thiểu nửa tháng rồi mới dùng lại.
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng rau má đối với những người đang bị bệnh, hay sử dụng thuốc chữa bệnh, bị dị ứng.
Dùng rau má với liều lượng khác nhau, còn phụ thuộc vào người có tình trạng sức khỏe và độ tuổi không giống nhau.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo
10 triệu mỗi tháng gửi về chăm bố mẹ chồng, nhưng ngày về thăm quê, nhìn mâm cơm nghèo nàn, tôi lặng người
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn