Ho ra máu cảnh báo bệnh gì?
Loại quả trông sần sùi, xấu xí lại là đặc sản 4 năm mới có một lần ở Đồng Nai / Về Bình Định thưởng thức bún rạm - đặc sản trứ danh, 'đi xa là nhớ' của đất võ
Ho ra máu thường xảy ra khi một người mắc bệnh nhiễm trùng như viêm phế quản. Ảnh: Gleneagleshospital.
Ho ra máu là tình trạng người bệnh bị ho hoặc khạc ra máu hoặc chất nhầy có máu từ đường hô hấp dưới (phổi và cổ họng). Ho ra máu là bệnh phổ biến và có thể do nhiều nguyên nhân nhưng hầu hết đều không nghiêm trọng. Tuy nhiên, bạn có thể cần đến viện ngay nếu ho ra lượng máu lớn.
Nguyên nhân
Theo Cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia Vương quốc Anh (NHS), một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ho ra máu là nhiễm trùng như viêm phế quản hoặc viêm phổi. Nếu gặp phải các tình trạng này, bạn cũng có thể bị ho và sốt.
Nguyên nhân phổ biến khác là giãn phế quản, xảy ra khi các đường dẫn khí lớn trong phổi bị tổn thương. Trong trường hợp này, bạn có thể bị nhiễm trùng ngực tái phát và ho có đờm.
Các nguyên nhân phổ biến khác gây ho ra máu bao gồm:
Ho kéo dài hoặc nặng gây kích ứng cổ họng.
Nhiễm trùng phổi hoặc đường thở như nhiễm trùng ngực, viêm phổi hoặc viêm phế quản.
Máu chảy vào cổ họng từ mũi (chảy máu cam), amidan hoặc răng.
Dị vật hoặc vật cản trong đường thở (phổ biến hơn ở trẻ em).
Xơ nang.
Viêm mạch máu.
Biến chứng từ bệnh lupus.
Suy tim sung huyết.
Sử dụng chất làm loãng máu (thuốc chống đông máu).
Đôi khi ho ra máu có thể là dấu hiệu của bệnh gì đó nghiêm trọng hơn như cục máu đông (thuyên tắc phổi) hoặc ung thư phổi (đặc biệt ở những người trên 40 tuổi hút thuốc). Điều quan trọng là phải kiểm tra tình trạng này càng sớm càng tốt.
Hầu hết trường hợp, nếu bạn ho ra máu, máu sẽ tự cầm. Ở khoảng 5% số người (ho ra máu lần đầu), tình trạng chảy máu sẽ nghiêm trọng. Chảy máu này có thể đe dọa đến tính mạng, hãy gọi cấp cứu nếu điều này xảy ra.
Ho ra máu có thể do dị vật hoặc vật cản trong đường thở, xảy ra phổ biến hơn ở trẻ nhỏ. Ảnh: Ophirah.
Khác biệt giữa ho ra máu và nôn ra máuTheo Cleveland Clinic, ho ra máu không giống nôn ra máu. Máu ho ra thường giống như khạc ra máu lẫn với chất nhầy. Máu chảy ra từ cổ họng hoặc miệng.
Máu mà bạn ho ra thường sủi bọt, có thể kèm theo chất nhầy hay nước bọt. Nó có thể có màu hồng, đỏ hoặc màu gỉ sắt và thường có một lượng nhỏ.
Trong khi đó, nôn ra máu liên quan việc phun ra một lượng lớn máu. Nó thường do chảy máu trong ở đường tiêu hóa (GI) trên. Nếu bạn bị nôn ra máu, máu thường sẫm màu và chứa các mẩu thức ăn hoặc thứ trông giống bã cà phê.
Ho ra máu có thể phổ biến hơn ở những người hút thuốc, uống quá nhiều rượu, bị viêm phế quản hoặc viêm phổi hoặc mắc một số bệnh ung thư. Nôn ra máu có thể đáng báo động như ho ra máu; nó thường báo hiệu xuất huyết ở đâu đó dọc theo đường tiêu hóa.
Nhưng nếu bạn gặp một hoặc cả hai dấu hiệu này sau khi dùng aspirin hoặc các loại thuốc giảm đau không kê đơn khác, có thể không có gì nghiêm trọng xảy ra. Lý do là aspirin có xu hướng gây kích ứng và chảy máu ở liều cao hơn so với liều có trong thuốc không kê đơn.
Khi nào cần đi khám?
Ho ra máu cũng có thể nghiêm trọng, phụ thuộc vào nguyên nhân gây mất máu và mức độ mất máu. Hầu hết nguyên nhân không nghiêm trọng và có thể điều trị được. Tuy nhiên, ho ra máu cũng có thể cảnh báo tình trạng nghiêm trọng, chẳng hạn nhiễm trùng nặng hoặc ung thư phổi.
Mất quá nhiều máu cùng một lúc có thể đe dọa đến tính mạng và cần được chăm sóc y tế khẩn cấp. Chỉ bác sĩ mới có thể xác định mức độ nghiêm trọng của tình trạng của bạn. Vì vậy, nếu bạn ho ra lượng lớn máu hoặc tình trạng không cải thiện, hãy đến gặp bác sĩ. Ngoài ra, gọi cấp cứu hoặc đến bệnh viện nếu bạn:
Ho ra nhiều hơn một vài đốm hoặc vệt máu.
Ho ra máu và cảm thấy khó thở, nhịp tim rất nhanh hoặc bị đau ở ngực hoặc lưng trên.
Ho ra máu lâu hơn một tuần hoặc nếu cơn ho đi kèm với các triệu chứng khác, bao gồm: Sốt, đau ngực, đổ mồ hôi ban đêm, khó thở, sụt cân nhanh hoặc nghiêm trọng, chóng mặt hoặc choáng váng, có máu trong nước tiểu hoặc phân.
Đừng hoảng sợ nếu bạn ho ra một lượng máu nhỏ. Các nguyên nhân phổ biến nhất có thể điều trị được. Nếu bạn mất lượng máu lớn, tình trạng không được cải thiện và có thêm các triệu chứng khác, hãy đến viện sớm. Điều quan trọng là phải biết nguyên nhân gây ra triệu chứng này để có thể được điều trị phù hợp. Bất kể nguyên nhân là gì, bạn càng sớm được điều trị càng tốt.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn