Rau mùi: "Thần dược" chữa bệnh thủy đậu mà ai ai cũng cần "giắt lưng"
Thử thách tìm chi tiết bất hợp lý đang lẩn trốn trong bức tranh / Làm tỏi ngâm giấm thơm ngon lạ mắt, càng ăn càng thèm, ai cũng phải xin ngay bí quyết
Ảnh minh họa
Vài nét về rau mùi
Rau mùi hay còn gọi là ngò, ngò rí, hồ tuy, mùi tui, mùi ta, nguyên tuy, hương tuy....là loài cây thân thảo sống thuộc họ Hoa tán (Apiaceae), có nguồn gốc từ Tây Nam Á, châu Phi. Cây cao 30- 50 cm, thân nhẵn, phía trên phân nhánh. Lá ở gốc có cuống dài, có 1 đến 3 lá chét, hình hơi tròn, xẻ thành 3 thùy có khía răng to và tròn. Hoa màu trắng hay hơi hồng, hợp thành tán gồm 3-5 gọng, không có tổng bao, tiểu bao gồm 2-3 lá chét đính ở một phía. Quả bế đôi hình cầu, nhẵn và dài 2- 4 mm, gồm hai nửa, mỗi nửa có bốn sống thẳng và hai sống chung cho cả hai nửa.
Đúng như tên gọi, cây có mùi thơm, thường được trồng làm rau và gia vị. Ở nhiều nước vùng ven Địa Trung Hải, Trung Á, Ấn Độ và Trung Quốc, mùi được trồng quy mô lớn để lấy quả làm thuốc và chưng cất lấy tinh dầu dùng trong công nghiệp làm nước hoa. Ngoài ra, người ta còn dùng cả rễ và lá để làm thuốc, đặc biệt là tác dụng kích thích tiêu hóa và lợi sữa.
Theo trang tin NaturalNews, người Hy Lạp cổ đại sử dụng tinh dầu mùi như một thành phần nước hoa, còn người La Mã cổ đại sử dụng nó để át mùi khó chịu.
Thủy đậu
Lấy 30g rau mùi, thái vụn. Ninh gạo tẻ thành cháo rồi bỏ rau mùi vào, chia ăn nhiều lần trong ngày, dùng trong trường hợp ban dát mới phát.
Ngoài ra, còn dùng rau mùi để chữa loét lưỡi: Lá rau mùi 20g, rau húng chanh 12 lá, ngâm nước muối. Nhai kỹ ngậm nuốt từ từ.

Ảnh minh họa
Phòng ngừa bệnh tiểu đường
Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Journal of Food Science của Mỹ, ngoài những tác dụng nói trên, rau mùi còn được xem là thảo dược chống tiểu đường tuyệt vời nhờ đặc tính chống ôxy hóa mạnh mẽ và khả năng hạ đường huyết cũng như cholesterol (mỡ máu).
Kết luận trên được rút ra từ nghiên cứu trên chuột, so sánh với tác dụng chống đái tháo đường của rau mùi với tác dụng lâm sàng của thuốc glibenclamide. Kết quả, rau mùi không chỉ bảo vệ chức năng gan, mà còn làm hạ đường huyết, hạn chế tình trạng máu nhiễm mỡ, và hiệu ứng chống oxy hóa, giảm được bệnh đái tháo đường ở những con chuột đã mắc bệnh.
Ngoài ra, rau mùi còn làm tăng hương vị cho thức ăn, cung cấp nguồn bổ xung như măng gan, vitamin A và B-9 (folate), vitamin K cần thiết cho cơ thể, hạn chế nguy cơ mắc bệnh cục máu đông và giúp xương chắc khỏe.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Tử vi ngày 22/2/2025 của 12 con giáp: Tuổi Tỵ đón tin vui, Mão nên cẩn trọng
Hoảng hốt khi thấy cánh hoa nổi lềnh bềnh trong bát canh, tôi lao vào nhà tắm và phát hiện ra sự nhầm lẫn tai hại của mẹ chồng!
Bí mật động trời dưới gối mẹ chồng: Tôi sốc nặng khi phát hiện loạt ảnh khó tin của chồng!
Tử vi cuối tuần 22-23/2: 3 con giáp cần cẩn trọng kẻo gặp xui rủi, sức khỏe sa sút
4 con giáp may mắn nhất ngày 25 tháng Giêng âm lịch (22/2/2025)

Xả tang là gì? Cần kiêng kỵ gì khi chưa xả tang?