Đời sống

Rau ngót hóa thuốc độc nếu ăn sai cách

Rau ngót rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn không đúng cách sẽ "hóa" thuốc độc.

Trước khi cưới, bạn gái đề nghị một việc nực cười, tôi không đồng ý thì cô ấy giãy nảy và cương quyết không cưới hỏi gì hết / Ngày ra tòa chồng không đến vì một "sự cố định mệnh", để rồi cô vợ bật khóc còn anh phải thốt ra câu "hối tiếc cả đời là ly hôn em"

rau ngót
Ăn rau ngót không đúng cách gây hại cho sức khỏe.

Rau ngót vẫn 'nổi tiếng' là thực phẩm giàu chất đạm, cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin và muối khoáng, canxi, phốt pho, vitamin C... Tuy nhiên, không phải ai cũng ăn được rau ngót bởi trong rau ngót có chứa chất ngăn cản sự hấp thụ của canxi nên người thiếu canxi cần tránh ăn, hay rau ngót có thể là nguyên nhân gây nên sảy thai với người có tiền sử sảy thai...

Người không ăn rau ngót

Bệnh nhân thiếu canxi và phốt pho

Người thiếu canxi và phốt pho thì không nên ăn rau ngót bởi nó cản trở sự hấp thụ của 2 loại chất này.

Ngoài việc hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể, glucocorticoid, là kết quả của quá trình trao đổi chất của lá rau ngót, có thể gây cản trở cho quá trình hấp thụ canxi và phốt pho. Nó cản trở cả hai vi chất này trong chính lá rau ngót cũng như trong thực phẩm khác ăn kèm.

 

Rau ngót gây sảy thai

Rau ngót là một thực phẩm giàu dưỡng chất, rất bổ ích cho mọi người, đặc biệt là đối với phụ nữ. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai các món ăn từ rau ngót lại được cảnh báo nguy hiểm nếu sử dụng nhiều.

Chính vì vậy thai phụ, đặc biệt là với những thai phụ có tiền sử sảy thai liên tiếp, đẻ non, thụ tinh trong ống nghiệm nên hạn chế ăn rau ngót đặc biệt là uống nước rau ngót sống, liều cao.

Theo tin tức từ báo Sức khỏe và Đời sống, Dược thư Việt Nam 2002 ghi rõ khuyến cáo: “Không dùng papaverin cho người có thai”. Trong rau ngót có chứa Papaverin là một chất được tìm thấy trong cây thuốc phiện, có tác dụng giãn cơ trơn của mạch máu để giảm đau, hạ huyết áp. Nếu sử dụng một lượng rau ngót tươi hơn 30mg có thể gây co thắt tử cung và dễ dẫn đến sảy thai. Vì vậy với những phụ nữ đang mang thai trong giai đoạn thai kỳ đầu cần hạn chế sử dụng loại rau này.

Một số tác dụng của rau ngót

 

Thanh nhiệt, giải độc: Rau ngót được dùng để thanh nhiệt, hạ sốt, trị ho do phế nhiệt. Dùng lá rau ngót tươi dưới dạng nước ép lá hoặc nấu canh rau ngót.

Hạ huyết áp: Trong rau ngót có chứa papaverin, chất này có tác dụng gây dãn mạch, chống co thắt cơ trơn. Vì vậy có tác dụng giảm huyết áp hữu hiệu. Bài thuốc này có thể áp dụng cho cả người bị mỡ máu cao (xơ vữa động mạch), tai biến mạch máu não do tắc mạch, nghẽn mạch.

Điều trị đái tháo đường: Người bệnh đái tháo đường chỉ được ăn ít cơm để gluco – huyết không tăng nhiều sau bữa ăn. Rau ngót có inulin giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường (đường và cơm là đường nhanh). Mặt khác, khả năng sinh nhiệt của inulin chỉ bằng 1/9 của chất béo.

Cách chọn rau ngót sạch, an toàn

Lá rau ngót: Bạn nên chọn rau ngót có lá mỏng nhưng cứng. Tuyệt đối không nên mua lá rau ngót dầy mềm, hoặc lá xoăn lại, bất thường. Đó có thể là rau ngót có phun thuốc bảo vệ thực vật.

 

Màu sắc: Rau ngót ngon và sạch có màu xanh lá mạ, rau mọc không được đều lá, có một vài lá bị sâu đục. Trong khi đó, bạn nên tránh mua rau ngót có màu xanh sẫm, lá quá non, đều nhau, không có lá nào bị sâu đục lá.

Màu nước rau ngót: Với rau ngót tươi ngon, khi nấu canh, màu nước xanh nhạt và trong, không có màu sắc bất thường. Trong khi đó, nếu nước canh rau ngót trở thành màu đen ngòm hoặc bị vẩn đục, có nhiều nhớt, nổi váng xung quanh thành nồi thì tuyệt đối không nên ăn vì đó là rau ngót dư thuốc trừ sâu.

Mùi vị: Khi chế biến, rau ngót có mùi vị đặc trưng riêng. Nếu có vị ngai ngái, quá nồng xen lẫn mùi hắc thì đấy là rau ngót đã bị nhiễm chất độc hại, tuyệt đối không được sử dụng.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm