Rửa rau quả cứ cho thêm thứ này, bao nhiêu cặn bẩn, hóa chất đều bay biến mà rau vẫn tươi ngon
Lạc rang theo cách này sẽ có hương vị đậm đà, đảm bảo 3 ngày vẫn giòn tan / Những người tuyệt đối không sử dụng nghệ dù bất kỳ lý do nào
Hoa quả hay rau củ ngày nay không tránh được việc bị sử dụng các chất bảo vệ thực vật hay chất thúc đẩy sinh trưởng, hoặc cho dù trồng bằng phương pháp hữu cơ, "rau sạch" cũng vẫn có nguy cơ mang theo những mầm bệnh tự nhiên, ký sinh trùng và sâu bọ... vì vậy, việc làm sạch rau củ quả trước khi chế biến và khi ăn là điều cực kỳ quan trọng.
Với các loại quả như nho, việt quất, cherry hay các loại rau như nấm, súp lơ... phải làm sao để rửa sạch mà không khiến chúng bị nát? Bí quyết chính là dùng bột mì để rửa. Bột mì là bột thực vật thu được từ cách nghiền các loại ngũ cốc thô, được sử dụng để làm các loại thực phẩm như bánh.
Tuy nhiên, không chỉ dùng làm thức ăn, bột mì còn được biết đến với công dụng làm sạch vô cùng hiệu quả từ việc tẩy rửa các dụng cụ nhà bếp tới làm sạch, khử mùi cho thực phẩm như rau quả, nội tạng động vật... bởi thành phần tinh bột có tác dụng rửa trôi các chất bẩn, chất độc hại trên bề mặt thực phẩm.
Dưới đây là cách dùng bột mì để làm sạch rau củ quả:
Súp lơ
Bởi cấu tạo đặc biệt của mình, súp lơ là một trong những loại rau khó làm sạch nhất. Các kẽ, khe của bông súp lơ còn là điều kiện tốt để "ẩn giấu" các hóa chất độc hại do người trồng rau phun tưới vào thực vật, hay các loại ký sinh trùng, côn trùng ẩn nấp bên trong. Nếu chỉ rửa với nước, bạn sẽ chỉ làm sạch được khoảng 30% loại rau này.
Để đảm bảo an toàn khi chế biến,hãy dùng bột mì theo cách sau: Rửa sạch súp lơđã thái miếng với nước(tùy theo nhu cầu chế biến mà thái miếng to hay mỏng tùy thích), cho chút muối hòa tan vào chậu nước sạch khác, cho súp lơ vào ngâm thêm khoảng 15 phút, vớt ra và cho vào rửa lần 3 với một chậu nước được hòa bột mì. Bột mì sẽ làm nốt công đoạn của nước muối, hút sạch bụi bẩn, côn trùng và tạp chất còn sót lại trên bông súp lơ.
Cuối cùng, rửa lại và mang đi chế biến như bình thường.
Làm sạch nấm
Nấm là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày, trong đó phải kể đến các loại quen thuộc như nấm kim châm, nấm hương, nấm đông cô, đùi gà, bào ngư... và hầu hết chúng đều rất khó để làm sạch. Bởi nấm thường mềm, dễ bị nát nếu rửa mạnh tay. Rửa quá nhẹ tay hoặc chỉ trụng qua nước thì lại không đủ để làm sạch các vi khuẩn, bụi bẩn ẩn chứa bên trong.
Lúc này, hãy dùng bột mì theo cách sau: Rửa qua nấm với một lần nước sạch, hòa bột mì với nước và ngâm nấm lần thứ 2 với hỗn hợp nước bột mì này trong khoảng 5 phút. Sau đó vớt ra, rửa lại với nước một lần nữa. Bột mì đã giúp bạn rửa sạch các chất bụi bẩn, vi khuẩn trong nấm, việc của bạn chỉ là đem chúng đi chế biến thành món ăn.
Nho, cherry, việt quất
Đây là các loại quả có thể ăn cả vỏ nhưng lại khá khó để làm sạch bởi chúng thường có chùm, quả lại mềm, dễ bị nát nếu rửa mạnh tay và có chứa một lớp phấn tự nhiên ngoài vỏ. Bạn có thể rửa chúng theo cách sau: rửa qua với nước sạch, cho các loại quả này vào chậu không, rắc một thìa bột mì vào và thêm chút nước vừa xăm xắpquả này và khuấy nhẹ tay cho một mì ta, ngâm trong 3-5 phút và bỏ ra rửa lại với nước sạch là được. Trái cây được rửa bằng cách này sẽ có lớp vỏ bóng bẩy, sạch sẽ và đủ an toàn để ăn cả vỏ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chồng nhất quyết không đồng ý biếu Tết ông bà ngoại 5 triệu, tôi quăng luôn tập tiền, tuyên bố với chồng luôn 1 điều “xanh rờn”
Tử vi ngày 9/1/2025 của 12 con giáp: Tuổi Dậu đắc tài, tuổi Sửu cần cẩn trọng
Đằng sau việc nhà hàng phục vụ lạc rang trước bữa ăn: Lý do thật sự chắc chắn sẽ khiến bạn phải trầm trồ
Bí quyết để cây trầu bà mọc lá xanh mướt: Cho cây uống 2 loại “nước” rẻ tiền mà nhà nào cũng có sẵn
Tại sao tục ngữ nói: “Bảy mươi tuổi không nên đi viếng mộ”? Lời dạy của cổ nhân chứa đựng giá trị tâm linh sâu sắc
Tục ngữ có câu: “Bước vào tháng mười hai âm lịch, đừng hỏi ai năm điều này', điều cấm kỵ dân gian có chính đáng không?