Rùng mình trước tác dụng phụ vô cùng đáng sợ của lá ngải cứu
Những món ăn giàu canxi tốt cho mẹ bầu và thai nhi, bé trong bụng sinh ra cao vút 1m80 chỉ là chuyện nhỏ / 5 món tuyệt đối không nên ăn ở nhà hàng buffet kẻo rước bệnh vào thân
Ngải cứu hay còn gọi là ngải điệp, có vị đắng, cay ấm, làm thuốc ôn khí huyết, điều kinh, an thai, chữa đau bụng do hàn, kinh nguyệt không đều. Lá ngải sao cháy có tác dụng cầm máu.
Tinh dầu trong ngải cứu là thành phần có tác dụng chữa bệnh, nhưng cũng là thành phần có độc tính. Dùng ngoài, có thể làm cho niêm mạc da bị nóng rát, đỏ ửng. Dùng uống trong với liều khoảng 3-5g có tác dụng kích thích dạ dày tăng tiết dịch vị, ăn ngon miệng hơn. Nhưng dùng liều cao có thể dẫn tới phản tác dụng hoặc bị trúng độc. Sau đây là một số tác hại khi ăn ngải cứu quá nhiều.
Dễ gây sảy thai
Theo VTC, khi có thai, nếu chị em ăn ngải cứu với tần suất 1 đến2 lần trongtuần thì không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bản thân và thai nhi. Nó có tác dụng xoa dịu những cơn đau cơ, giúp tuần hoàn máu, giảm cơn đau vùng bụng và được sử dụng trong một số bài thuốc dành cho người bị động thai hay sảy thai liên tiếp.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy bà bầu ăn quá nhiều ngải cứu trong ba tháng đầu mang thai sẽ làm tăng nguy cơ bị ra máu, co bóp cổ tử cung nên dễ dẫn đến sảy thai hoặc sinh non. Chính vì thế, phụ nữ có thai nên chú ý khi ăn ngải cứuđể tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc.
Gây biến chứng đối với người bị viêm gan
Tinh dầu trong ngải cứulà thành phần có tác dụng chữa bệnh, nhưng cũng là mộtthành phần có độc tính. Nếu người bị viêm gan ăn ngải cứu, khi đó dược chất đi vào gan sẽgây ra rối loạn chuyển hóa của tế bào gan, dẫn tới viêm gan cấp tính do trúng độc và viêm gan vàng da, khiến cho gan to, nước tiểu đục, nước tiểu có lẫn dịch mật (chứng bệnh biliuria).Do đó người bị viêm gan nên tránh xa món này.
Nguy hiểm đối với người bị rối loạn đường ruột cấp tính
Một trong những tác dụng nổi bật của ngải cứu đó làgiúp cơ thể tăng việc đi tiểu, vì thế nó được xem là một vị thuốc nhuận tràng hiệu nghiệm. Thế nhưng, chính do tác dụng này mà những người bị rối loạn đường ruột cấp tính cần phải tránh xa ngải cứu, nếu không bệnh tình sẽ khó kiểm soát và ngày một trầm trọng hơn.
Gây ngộ độc
Nếu dùng với liều 3 - 5g ngải cứu khô (9 - 15g ngải cứu tươi), có thể giúp kích thích dạ dày tăng tiết dịch vị, cho bạn cảm giác ăn ngon miệng hơn. Nhưng nếu bạn dùng liều cao và thường xuyên có thể phản tác dụng hoặc bịngộ độc.
Biểu hiện của ngộ độc thông thường là miệng và họng bị kích thích nhẹ, cảm giác khô, khát. Sau khoảng nửa giờ do dạ dày, ruột bị viêm cấp tính, sẽ xuất hiện cảm giác khó chịu ở vùng thượng vị; đau bụng, lợm giọng, buồn nôn, nôn…
Theo Sức khỏe và Đời sống, tinh dầu trong ngải cứu là thành phần có tác dụng chữa bệnh, nhưng cũng là một thành phần có độc tính.Nếu người bị viêm gan ăn ngải cứu, khi đó dược chất đi vào gan sẽ gây ra rối loạn chuyển hóa của tế bào gan, dẫn tới viêm gan cấp tính do trúng độc và viêm gan vàng da, khiến cho gan to, nước tiểu đục, nước tiểu có lẫn dịch mật (chứng bệnh biliuria). Do đó người bị viêm gan nên tránh xa món này.
Người bình thường, không có bệnh, không nên sử dụng nước sắc ngải cứu, như một thứ nước uống thường xuyên, giống như nước trà. Trứng gà ngải cứu là món ăn bài thuốc bổ dưỡng nâng cao sức khỏe. Có thể dùng 1 - 2 quả trứng/ngày xào ngải cứu ăn lúc còn nóng. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều trứng quá cũng không tốt.
Mặc dù là món ăn bổ dưỡng nhưng không phải ai ăn cũng có tác dụng bồi bổ sức khỏe như những người bệnh sỏi thận, xơ vữa động mạch vành... nên hạn chế ăn trứng.
Những người ốm dậy, thể trạng còn yếu, người già, phụ nữ sau sinh nếu không có bệnh như nói trên thì nên ăn cách ngày một quả trứng là tốt nhất.
Một trong những tác dụng nổi bật của ngải cứu đó là giúp cơ thể tăng việc đi tiểu, vì thể nó được xem là một vị thuốc nhuận tràng hiệu nghiệm. Thế nhưng, chính do tác dụng này mà những người bị rối loạn đường ruột cấp tính cần phải tránh xa ngải cứu, nếu không bệnh tình sẽ khó kiểm soát và ngày một trầm trọng hơn.
Khi sử dụng lá ngải cứu sắc uống thay trà, chỉ nên sử dụng khoảng 3-5g khô (9-15g tươi). Chỉ nên sử dụng theo từng đợt, khỏi bệnh thì nghỉ. Đối với những chị em cần dùng món “trứng gà ngải cứu” để tẩm bổ hoặc để an thai,… chỉ nên dùng 3-5 ngọn nhỏ (9-15g tươi), tránh dùng quá liều. Cần bỏ thói quen xin nhà hàng cho thêm ngải cứu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!