Đời sống

Rước bệnh vì dùng khăn tắm trong nhà nghỉ

Để tiết kiệm chi phí các nhà nghỉ bình dân sử dụng khăn tắm, khăn mặt nhiều lần sau đó tái sử dụng những chiếc khăn cũ bằng cách dùng các chất hóa học tẩy trắng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

5 đồ vật "cực bẩn" ở nhà nghỉ, khách sạn: Đi du lịch tuyệt đối không được dùng / Thấy chồng đeo ba lô du lịch vào nhà nghỉ, tôi nghĩ là quần áo ngủ qua đêm, để rồi choáng váng với những thứ anh ấy lôi ra

Dùng nước tẩy bồn cầu để làm trắng khăn tắm?

Trước thông tin phản ánh các nhà nghỉ bình dân dùng các chất tẩy cực mạnh để giặt khăn dùng cho khách, phóng viên Chất lượng Việt Nam đã tiến hành cuộc khảo sát tại một số nhà nghỉ bình dân trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tại nhà nghỉ bình dân HL trên địa bàn quận Cầu Giấy (đường Hoàng Quốc Việt – Cầu giấy - Hà Nội), khăn tắm và khăn mặt của nhà nghỉ này được tập trung ở khu vực gần nhà vệ sinh ẩm thấp, tại khu vực này còn chứ nhiều loại hóa chất tẩy rửa và làm trắng vải như Javen, Soda thậm chí là Vim ... bên cạnh đó là một số can nước xả vải rẻ tiền.

Còn trong phòng ở nhà nghỉ này, khắn tắm và khăn mặt được treo trong nhà vệ sinh khép kín, sờ vào khăn vẫn còn ẩm ướt chưa được thay dọn đã cho khách mới vào nhận phòng. Điều đáng nói là những loại khăn này thoáng qua thì có mùi nước xả vải nhưng khi dùng thì thấy khăn có mùi rất nặng của loại hóa chất tẩy trắng vải Javen.

Giống như nhà nghỉ HL, nhà nghỉ bình dân có tên BKI, ở đường Lê Thanh Nghị (gần khu vực trường Đại học Bách Khoa) cũng cótình trạng tương tự. Tất cả khăn tắm và khăn mặt được nhà nghỉ này đặt ngay ở khu vực chân cầu thang, bên dưới chỉ lót một lớp nilon mỏng, thậm chí xung quanh đó còn vứt rất nhiều đầu lọc thuốc lá và la liệt các dụng cụ vệ sinh.

Theo nhân viên nhà nghỉ BK1, thông thường những chiếc khăn này được thu gom vào cuối ngày để giặt, sau đó phơi khô mới đem cho khách dùng. Nhưng có những hôm khăn chưa kịp khô vẫn được sử dụng bởi theo nhân viên này các nhà nghỉ bình dân thường không đầu tư máy sấy. “Khách vào liên tục, thời gian ngắn thì giặt sao xuể nên cũng có khi phải để khách dùng khăn ẩm”, nhân viên này cho biết.

Tình trạng chung tại các nhà nghỉ bình dân này là vấn đề mất vệ sinh tại các phòng cho thuê. Ga đệm, vỏ gối không được thay thường xuyên, thậm chí dùng chung bánh xà phòng thơm, bao cao su đã sử dụng vứt bừa bãi ở góc phòng cũng như gầm gường khiến cho phòng có mùi rất đáng sợ. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người thuê phòng mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây lây bệnh khi sử dụng đồ dùng.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Dễ mắc bệnh phụ khoa, hô hấp

Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với Chất lượng Việt Nam, bác sĩ Lê Thị Kim Dung, Trung tâm y tế Thái Hà cho biết, đối với khăn tắm nếu không giặt giũ thường xuyên, đặc biệt là dùng khi khăn còn ẩm ướt thì việc mắc bệnh phụ khoa là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Việc mắc bệnh phụ khoa khi sử dụng những loại khăn này, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn nam giới gấp nhiều lần vì cấu tạo bộ phận cơ quan sinh dục nữ dễ bị vi khuẩn xâm nhập.

Cũng theo bác sỹ Dung, việc dùng chung khăn tắm không chỉ gây các bệnh phụ khoa cho nữ giới mà nam giới cũng có thể nhiễm các bệnh lây nhiễm khác nếu khăn tắm dùng chung không được giặt sạch và phơi khô.

“Phụ nữ nếu sử dụng khăn tắm không sạch rất dễ nhiễm chứng viêm cổ tử cung, đây là nguyên nhân quan trọng khiến phụ nữ mắc chứng vô sinh. Nếu khăn tắm không được vệ sinh sạch sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn gây bệnh phụ khoa như Mycoplasma, Chlamydia tồn tại. Thông thường trong bộ phận sinh dục của phụ nữ, bộ phận dễ bị Chlamydia xâm phạm nhất là cổ tử cung, nó có thể gây ra chứng viêm cục bộ, đồng thời có thể phát triển lan rộng, gây ra chứng viêm nội mạc tử cung, viêm ống dẫn trứng, làm cho dịch tiết ra nhiều, cổ tử cung có dịch nhầy, dịch nhầy trong âm đạo thay đổi, từ đó làm cho sự sinh tồn và hoạt động của tinh trùng gặp trở ngại và có thể dẫn đến vô sinh”, bác sỹ Dung cho biết.

 

Để tránh mắc các bệnh phụ khoa, bác sĩ Dung cũng như các bác sĩ phụ khoa khác khuyến cáo, việc dùng chung khăn tắm là không nên đối với cả nam và nữ. Không chỉ ở nhà nghỉ, ở ngay tại gia đình, mọi người nên thường xuyên vệ sinh khắn tắm, luôn luôn dùng khi khăn khô để tránh nhiễm bệnh.

Còn về vấn đề khăn tắm sử dụng hóa chất tẩy trắng, GS.TSKH. Trần Văn Sung, Viện Hoá học – Viện HLKHCNVN cho biết, không chỉ khăn tắm mà tất cả các loại đồ dùng như chăn, màn, quần áo nếu sử dụng các loại hóa chất tẩy trắng mà vẫn còn sặc mùi hóa chất thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Về nguyên tắc, nếu dùng hóa chất tẩy càng mạnh thì khả năng còn lưu lại trên đồ dùng càng lớn và càng độc hại đối với cơ thể.

Khi bị nhiễm những loại hóa chất này, nó không chỉ gây nên các bệnh về da liễu, khi hít phải các loại hóa chất đó còn đọng lại trong khăn nó sẽ ảnh hưởng đến đường hô hấp. Theo GS. Sung, việc tẩy trắng đồ dùng như khăn, quần áo bằng những loại hóa chất chuyên dụng là việc nhiều người hay sử dụng, tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe, người sử dụng nên ngâm thật lâu, giặt thật sạch và phơi ra những nơi nhiều ánh sáng để hóa chất bay mùi.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm