Sai lầm "chết người" khi ăn tỏi - nhiều người mắc mà chẳng hề ngờ tới
Những loại quả ăn vào mỡ bụng 'bay vèo vèo', vừa rẻ tiền lại tốt cho sức khỏe / 4 thói quen kinh điển 99% bà mẹ mắc phải, khi cho con ăn cơm khiến bé dễ mắc bệnh dạ dày hại sức khỏe
Mặc dù tỏi có nhiều công dụng trong trị liệu nhiều bệnh, cũng đã có hàng ngàn công trình nghiên cứu về tác dụng chữa bệnh và các chế phẩm làm thuốc từ củ tỏi ta (hiện nay vẫn tiếp tục nghiên cứu).
Kết quả cho thấy, có nhiều tác dụng trong trị liệu đặc biệt là tác dụng phòng chống ung thư, phòng chống các bệnh tim mạch, làm giảm đường huyết, tăng cường hệ miễn dịch, tác dụng kháng sinh, chống nhiễm độc chất phóng xạ... Bởi nó làm tăng thải trừ các chất đồng vị phóng xạ và giảm sự tích đọng các chất đồng vị phóng xạ trong cơ thể, giải độc nicotin mạn tính… Tuy nhiên, rất nhiều người mắc phải sai lầm nghiêm trọng khi ăn tỏi.
Không sử dụng ngay sau khi băm nhuyễn
Có nhiều người thường nấu hoặc ăn tỏi ngay sau khi bằm nhuyễn để tiết kiệm thời gian hoặc tranh thủ khi nấu để thái nhỏ tỏi. Đây là cách làm rất sai lầm. Bởi trong thành phần của tỏi tươi có chức chất allicin hay còn là một hợp chất lưu huỳnh của tỏi hay còn gọi là thiosulfinates chỉ có thể phát huy tác dụng kháng khuẩn hiệu quả cho cơ thể người nếu để trong không khí 15 phút. Bởi trong thời gian đó, các enzym trong không khí sẽ tổng hợp và tăng cường khoáng chất trong tỏi, khi cho vào nấu hay ăn sẽ phát huy tác dụng một cách tối đa.
Không xào nấu tỏi ở nhiệt độ cao
Nhiều người có thói quen phi thơm hành tỏi ở nhiệt độ cao, nhưng họ không biết rằng khi gặp nhiệt độ cao thì chất allicin sẽ bị vô hiệu hóa và không còn khả năng tăng sức đề kháng cho cơ thể. Vì thế, tốt nhất, bạn nên nấu tỏi ở một mức độ vừa phải, khoảng 15 phút ở lửa nhỏ rồi tắt bếp là tốt nhất.
Khi xào nấu cũng nên cho tỏi ở nhiệt độ vừa và đảo thật nhanh để không làm các chất trong tỏi bị vô hiệu hóa, đảm bảo tỏi vẫn còn nguyên tác dụng sau khi chế biến.
Người không nên ăn tỏi
Phụ nữ cho con bú lưu ý không nên ăn tỏi. Vì hoạt chất của tỏi có thể được tiết qua sữa mẹ, làm cho trẻ sơ sinh có thể bị đau bụng. Mặt khác, việc ăn quá nhiều tỏi có thể gây ra chứng khó tiêu.
Không nên đắp tỏi lên da lâu quá 10 phút, có thể bị bỏng rát da. Nước tỏi tươi dùng ngoài da có thể gây dị ứng như làm đỏ da hay phồng da ở một số người. Khi dùng tỏi để trị giun kim (uống và thụt hậu môn dịch tỏi) không được dùng quá liều có thể gây viêm ruột hoặc tiêu chảy.
Theo lương y Đinh Công Bảy, Hội Dược liệu TP. HCM, tỏi tươi có thể ăn sống hoặc dầm vào nước chấm. Mỗi ngày ăn khoảng 10g tỏi là hoàn toàn vô hại. Tỏi có tác dụng diệt khuẩn, phòng ngừa ung thư nhưng nếu ăn quá nhiều tỏi gây viêm loét dạ dày, thiếu máu, hại đến gan và mắt.
Không ăn tỏi lúc bụng đói, sẽ kích thích mạnh niêm mạc dạ dày, ruột, làm ợ nóng có thể gây viêm thực quản.
Không ăn quá nhiều tỏi thường xuyên (tối đa không quá 15g/ngày), không nên ăn quá nhiều tỏi một lần, vì sẽ làm kích thích mắt, dễ gây ra viêm kết mạc mắt.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 23/1/2025 của 12 con giáp: Quý nhân giúp tuổi Mão, tuổi Tuất cẩn trọng hơn
Sau ngày 23 tháng 1: 3 con giáp đón vận may giàu sang, thịnh vượng, cuộc sống thăng hoa
Loại hạt 'kim cương đỏ', Việt Nam trồng nhiều: Là ‘đồ ăn siêu cấp’, bán đắt gấp 10 lần ở trời Tây
Gia đình xuống dốc, dòng tộc khó hưng thịnh nếu con cháu xuất hiện những đặc điểm này, cần chấn chỉnh ngay trước khi quá muộn
Người xưa dạy cách nhìn người: “Ngựa nhìn bốn vó, người nhìn bốn tướng” là “bốn tướng” nào?
Tết Nguyên đán 2025: 6 cây cảnh 'toả mùi giàu sang', người có tiền thích chưng trong nhà để chiêu may, gọi lộc