Sai lầm 'chết người' khi uống cà phê nhiều người mắc
Mọi sự đều là tùy duyên mà đến, tự khắc chúng ta sẽ gặp được người làm mình cảm thấy hạnh phúc! / Bỏ thứ này bảo quản thịt tươi ngon thơm nức, loại sạch vi khuẩn mà không cần tủ lạnh, ai cũng nên biết
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Uống quá nhiều cà phê có thể cản trở phục hồi thính lực sau tiếng động lớn
Theo VTC News, hãng tin Tân Hoa Xã đưa tin, một nghiên cứu của Đại học McGill ở Canada, tiêu thụ caffeine thường xuyên rất có thể cản trở phục hồi thính lực sau tiếng động lớn, thậm chí làm tổn thương vĩnh viễn.
Tiến sĩ Faisal Zawawi, một chuyên gia tại McGill cho biết: “Khi tai tiếp xúc với tiếng ồn lớn, nó có thể gây suy giảm thính lực tạm thời, còn gọi là thính giác tạm thời thay đổi ngưỡng. Rối loạn này thường hồi phục trong vòng 72 giờ đầu tiên sau khi tiếp xúc với tiếng ồn, nhưng nếu triệu chứng không giảm, có thể trở thành vĩnh viễn".
Các nhà nghiên cứu tìm thấy tác động này thông qua một thí nghiệm trên chuột lang. Họ phân nhóm chuột này và thử nghiệm chúng trong môi trường tiếng ồn mà không có cà phê và tiếng ồn với cà phê.
Động vật được tiếp xúc với tiếng ồn một giờ mỗi ngày tương tự như một người nghe tại một buổi hòa nhạc rock. Sau 8 ngày, một sự khác biệt thính lực đáng kể được ghi nhận giữa hai nhóm.
Trong năm 2015, cơ quan An toàn châu Âu đưa ra lời khuyên rằng, chỉ nên dùng lượng caffeine từ tất cả các nguồn với tổng số là 400 mg mỗi ngày và uống một lần 200 mg có thể giữ được an toàn cho người lớn nói chung.
Tuy nhiên, các nghiên cứu tại McGill cho thấy, tiếp xúc với tiếng ồn lớn cùng với mức tiêu thụ hàng ngày chỉ 25 mg caffeine cũng đã có thể tác động tiêu cực đến quá trình phục hồi thính lực, gây hậu quả nghiêm trọng.
Ảnh hưởng đến tuyến thượng thận
Tiêu thụ một lượng lớn cà phê vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến chức năng của tuyến thượng thận, buộc tuyến thượng thận phải làm việc quá sức và cuối cùng dẫn đến sự “kiệt sức” của cả hệ thống tiêu hóa. Tuyến thượng thận sản xuất ra cortisol, giúp hỗ trợ cơ thể tại thời điểm căng thẳng, nên còn được gọi là hormone stress.Tuyến thượng thận còn có tác dụng điều hòa nhịp tim. Trong trường hợp tuyến thượng thận phải làm việc quá mức, cơ thể sớm bị kiệt sức và các triệu chứng đầu tiên là yếu tim.
Tăng lượng đường trong máu
Với mức tiêu thụ quá nhiều cà phê, các adrenaline trong cơ thể sẽ đốt cháy năng lượng. Quá trình này dẫn đến việc tăng cường sự “thèm muốn” bổ sung đường. Trong quá trình cung cấp thêm lượng đường vào cơ thể, có người muốn cho thêm đường vào cà phê. Điều này thường dẫn đến type 2.Vì vậy, đối với những ai có thói quen uống cà phê như là một phần của cuộc sống, bạn hãy quan tâm hơn đến của mình. Ba ly cà phê mỗi ngày là đủ để vừa thỏa mãn thói quen, sở thích lại không ảnh hưởng quá nhiều đến .
Có thể gây mất ngủ, căng thẳng
Ngoài ra, theo Vnexpress, cà phê có chứa caffeine có thể gây ra chứng mất ngủ, căng thẳng và bồn chồn. Uống nhiều cà phê sẽ thúc đẩy việc tăng sản xuất các hormone căng thẳng như cortisol, epinephrine và norepinephrine. Những hóa chất này làm tăng nhịp tim, huyết áp và căng thẳng. Tiêu thụ caffeine có thể làm tăng huyết áp ở những người đã bị cao huyết áp.
* Thông tin chỉ mang tính tham khảo
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
6 con giáp tỏa sáng năm 2025: Lộc lá đầy nhà, thành công rực rỡ