Đời sống

Sai lầm khi ăn khoai tây gọt bỏ vỏ

Vỏ khoai tây chứa nhiều protein, vitamin và khoáng chất, vì vậy chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên bỏ vỏ.

Sai lầm khi hầm thịt bò khiến thịt dai, có mùi tanh, 3 bước sau mới là cách làm đúng / Sai lầm khi nấu canh khiến nước dùng mất ngon, kém vị

Theo chia sẻ của đầu bếp người Mỹ gốc Việt nổi tiếng Jack Lee Chef (ban giám khảo MasterChef Việt Nam), thông thường, những lúc chế biến khoai tây, chúng ta thường hay gọt bỏ đi lớp vỏ bên ngoài vì nghĩ rằng ăn chúng dính bùn đất khá bẩn và ăn cũng không có tác dụng gì. Nhưng đây là một nhận định sai lầm, vỏ khoai tây thực ra tốt cho sức khỏe chúng ta nhưbổsung năng lượng, giúp làmhạhuyếtáp, tốtcho tiêu hóa...

Bởi ở vỏ khoai tây chứa nhiều protein, vitamin và khoáng chất nên khi ăn vỏ khoai tây đãcung cấp cho cơ thể một nguồn dinh dưỡng cần thiếtgiúp quá trình hoạt động diễn ra thuận lợi hơn, khỏe mạnh hơn.Đồng thời, trong vỏ khoai tây còn có chất Niacin (còn được gọi là vitamin B3 hoặc vitamin PP) có tác dụng giúpchuyển đổi Cacbonhydrat thành năng lượngcung cấp cho cơ thể hoạt động.

Sai lầm khi ăn khoai tây gọt bỏ vỏ 1 Vỏ khoai tây chứa nhiều protein, vitamin và khoáng chất

Sai lầm khi ăn khoai tây gọt bỏ vỏ 1 Vỏ khoai tây chứa nhiều protein, vitamin và khoáng chất

Hơn nữa trong vỏ khoai tây có chứa lượng lớn Kali có tác dụng hỗ trợ điều hòa huyết áp. VìKali giúp máu lưu thông ổn định và thư giãn, từ đó ngăn ngừa,hạn chế bệnh cao huyết ápở những người lớn tuổi.Vì vậy, khi chế biến khoai tây, bạn chỉ cần rửa thật sạch phần vỏ bên ngoài, có thể cắt ra hoặc để nguyên rồi nấu thành các món ăn tùy thích.

Đầu bếp Jack Lee cũng cho hay,tổ chức Potatoes USA cũng đã chia thành khoai tây thành hai loại khoai tây sáp và khoai tây bột. Trong đó, khoai tây sáp có kết cấu dạng như kem, chắc khi nấu chín, bởi nó có lượng tinh bột thấp và hàm lượng nước cao.Còn khoai tây bột có hàm lượng nước thấp và tại thời điểm thu hoạch, hầu hết lượng đường trong khoai đã chuyển sang dạng tinh bột. Căn cứ từng loại để có các chế biến khoai tây khác nhau như luộc, hầm, chiên, nướng nhưng nướng là cách tận dụng tối đa hàm lượng dinh dưỡng có trong khoai tây.

Cụ thể, trong khẩu phần 100g, hàm lượng các chất dinh dưỡng của khoai tây luộc có 379mg kali, 22mg magiê, 1,8g chất xơ và 0,299mg vitamin B6;Khoai tây chiên có 400mg kali, 21mg magiê, 1,9g chất xơ và 0,168mg vitamin B6;Khoai tây nướng có: 535mg kali, 28mg magiê, 2,2gam chất xơ, và 0,311mg Vitamin B6...

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm