Sai lầm khi bế trẻ sơ sinh nhiều bố mẹ mắc phải
Sáng mở mắt, tôi bàng hoàng khi thấy mình ngủ co ro trên nền nhà lạnh lẽo còn vợ nằm trong chăn ấm đệm êm / Suốt 5 năm vất vả chăm sóc mẹ chồng nằm liệt giường, bà vừa mất thì chồng "trở mặt" luôn với tôi
Bé không có điểm tựa ở đầu
Ảnh minh họa.
Các cơ ở cổ bé chưa phát triển và thường mất khoảng một tháng để bé tự cử động đầu. Vì vậy, khi bế đầu bé có thể bị lệch sang một bên, có thể làm bị thương hoặc khiến bé khó thở. Cách bế em bé từ dưới nách không chỉ khiến bé khó chịu mà còn thiếu điểm tựa ở đầu cho bé.
Hãy luôn đảm bảo rằng bạn hỗ trợ đầu bé bằng tay hoặc cánh tay. Phải mất hơn sáu tháng thì em bé mới có thể tự đỡ được đầu của mình.
Không đỡ lưng và hông bé
Không chỉ phần đầu, bạn cũng cần phải đỡ lưng và hông bé. Hầu hết các bậc cha mẹ chỉ đỡ em bé dưới đầu và phần mông, điều này có thể gây căng thẳng chấn thương, căng thẳng cho cột sống hoặc khiến bé bị rơi do thiếu sự cân bằng trong diện tích bề mặt.
Hãy đặt một bàn tay hoặc cánh tay dưới cả phần lưng và hông của bé, một bàn tay khác (hoặc cùng một cánh tay) đỡ đầu bé.
Bếrung cho con ngủ
Rất nhiều mẹ có thói quen rung rung để con dễ đi vào giấc ngủ. Tuy nhiên, đây là thói quen chăm sóc con vô cùng nguy hiểm. Điều này có thể khiến não con bị tổn thương vì lúc này, não của trẻ còn mềm, rung lắc sẽ khiến các dây thần kinh bị ảnh hưởng.
Bế trẻ khi trẻ khóc
Nhiều mẹ cho rằng, khi con khóc, nếu mẹ bế, âu yếm con sẽ khiến con bện hơi mẹ. Tuy nhiên, nếu mẹ để con gào thét thì càng nguy hiểm hơn vì sẽ dẫn tới việc viêm họng ở con, chưa kể tính tình đứa trẻ khi trưởng thành cũng cục cằn và nóng tính hơn. Ngoài ra, trẻ có thể khóc vì bị đau nên mẹ cần tìm hiểu kỹ lý do vì sao con khóc để xử lý kịp thời.
Để quá nhiều người bế con
Không có gì ngạc khi trẻ sơ sinh luôn được mọi người yêu quý, chiều chuộng. Nhưng bạn nên đảm bảo sự tiếp xúc vật lý giữa con và những người khác được giữ ở mức tối thiểu.
Ở độ tuổi còn quá bé, hệ miễn dịch của trẻ khá yếu và dễ bị bệnh. Những việc như hôn, ôm ấp nên tránh vì có thể lây truyền các bệnh qua không khí.
Một số cách bạn có thể thử
Kiểu bế ngực chạm ngực
Đây là cách bế trẻ sơ sinh phổ biến nhất. Tư thế này có thể giúp bé lắng nghe nhịp tim của bạn. Để bế bé theo cách này, bạn ôm bé sao cho đầu bé được đặt áp lên ngực bạn. Một bên tay đỡ mông và hông bé, tay còn lại đỡ đầu và cổ của bé. Với cách bế này, bạn cần lưu ý là nên đặt đầu bé hướng sang một bên để bé có thể thở.
Kiểu bế ôm bóng
Đây là kiểu bế cho bé bú được nhiều bà mẹ yêu thích. Để bế bé theo kiểu này, bạn hãy đặt luồn một tay dưới đầu và cổ bé, sau đó nhẹ nhàng để phần lưng bé vào bên trong cẳng tay mà bạn đang dùng để giữ đầu bé. Để bé cuộn tròn theo phần hông, trong khi chân bé duỗi thẳng bên cạnh bạn. Tay còn lại bạn có thể sử dụng để cho bé bú hoặc đặt dưới đầu bé để đảm bảo rằng đầu và cổ bé luôn được nâng đỡ.
Kiểu bế ru ngủ
Đây là cách bế trẻ sơ sinh khá đơn giản và phổ biến. Với cách bế này, bạn có thể nhìn trực diện vào mắt bé. Để bế bé, bạn hãy nâng bé lên từ từ bằng cách luồn một tay xuống đỡ cổ và đầu bé trong khi tay kia luồn dưới hông và mông của bé. Giữ nguyên cánh tay đang đỡ phần hông, nhẹ nhàng luồn tay đang đỡ đầu và cổ bé xuống dưới lưng để đỡ cả lưng bé sao cho đầu và thân bé nằm dọc theo cánh tay bạn. Lúc này, cả đầu và cổ của bé sẽ tựa vào chỗ gập khuỷu tay của bạn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chồng mất được 5 năm, người phụ nữ lạ tìm đến muốn tặng tôi căn nhà và tiết lộ bí mật của anh
Đưa bạn trai về ra mắt, mẹ nhất quyết không đồng ý vì nhìn thấy thứ này trên cơ thể người yêu
Dù là người yêu hay là vợ, khôn ngoan thì đừng bao giờ hỏi đàn ông 3 câu này
Cuối tuần (2-3/11) cát tinh soi sáng: 4 con giáp thăng hoa sự nghiệp, tình duyên khởi sắc
Thứ bảy, ngày 2 tháng 11, ba con giáp may mắn nhất, dễ dàng có được sự giàu có
Vẻ đẹp siêu thực của hot girl kém 12 tuổi được Duy Hưng quyết liệt 'đòi cưới'