Hóa chất trong nước rửa bát sẽ xâm nhập vào cơ thể con người gây hậu quả khôn lường nếu cứ lặp đi lặp lại những thói quen rửa bát sai lầm thường gặp dưới đây.
Người tiêu dùng thường mắc phải những thói quen sai lầm khi rửa bát gây tác hại không lường cho sức khỏe mà không hay biết. Vô tình, chất độc hại trong dung dịch tẩy rửa sẽ xâm nhập vào cơ thể theo hướng gián tiếp hoặc trực tiếp nếu lặp đi lặp lại những thói quen này.
Đổ trực tiếp nước rửa bát lên chén đĩa
Đúng là đổ dung dịch nước rửa chén đậm đặc lên chén đĩa thì hiệu quả tẩy rửa sẽ cao hơn, song các nhà nghiên cứu khuyến cáo không nên đổ nước tẩy rửa trực tiếp lên dụng cụ đựng thức ăn bởi làm như vậy vừa lãng phí mà khả năng sau khi tráng lại bằng nước sạch, lượng hóa chất còn sót lại trên bề mặt chén đĩa nhiều. Khi được tái sử dụng để đựng đồ ăn, các hóa chất còn sót lại trong đó sẽ nhiễm vào đồ ăn, đi vào cơ thể người, về lâu dài sẽ gây bệnh.
Cách rửa chén bát an toàn nhất là nên dùng một chiếc khay riêng để hòa một ít dung dịch vào nước, khuấy đều cho sủi bong bóng lên rồi mới sử dụng, hoặc có thể cho nước rửa chén vào miếng rửa đã thấm nước, vò cho lên bọt rồi mới dùng để cọ rửa.
Ngâm dụng cụ đựng thức ăn trong dung dịch nước rửa chén, bát quá lâu
Thói quen ngâm bát đũa trong nước tẩy pha loãng qua lâu đem lại tai hại không tưởng. Thực chất thời gian ngâm dụng cụ đựng thức ăn trong dung dịch tẩy rửa càng lâu thì nguy cơ các hóa chất đó ngấm vào chén đĩa càng cao.
Thậm chí đối với các loại đũa, muỗng làm bằng chất liệu dễ thấm như tre hoặc gỗ khi đã ngấm hóa chất thì không thể tẩy rửa sạch được, gây nguy cơ bệnh tật về sau.
Không đeo găng tay khi rửa bát đĩa
Trong nước rửa bát có rất nhiều loại hóa chất, nên khi rửa cần đeo găng tay. Vì da tay rất nhạy cảm, nếu không sử dụng găng tay khi rửa bát có thể gây ra các bệnh về da như, ăn tay, nấm… không chỉ vậy, hóa chất trong nước rửa bát xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa và hô hấp dẫn tới hệ quả ung thư da và một số bệnh nguy hiểm khác.
Theo Phương Khanh/VietQ