Đời sống

Sai lầm "kinh điển" của các gia đình khi rửa bát có thể rước bệnh ung thư cho cả nhà

DNVN - Những thói quen xấu trong việc rửa chén có thể khiến cả nhà mắc bệnh ung thư. Cùng xem thử bạn có hay không để tránh nhé!

Ban công phạm 6 sai lầm này trách sao Thần Tài ngó lơ, làm mãi vẫn không có tiền / 6 sai lầm tránh phạm phải ở khu vực ‘yết hầu’ trong nhà kẻo quanh năm lục đục, sa sút

Chồng bát đĩa bẩn lên nhau
Rất nhiều gia đình đang có thói quen đơn giản là chồng các bát đĩa dơ lên nhau sau khi sử dụng. Tuy nhiên, ít ai biết rằng hành động này tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư cho các thành viên trong gia đình.
Bát đĩa sau khi sử dụng thường dính nhiều dầu mỡ và các tạp chất khác. Khi để chồng đống, những tạp chất này có thể dễ dàng dính bẩn sang nhau, làm cho công việc rửa bát trở nên khó khăn gấp đôi. Đặc biệt, vi khuẩn có thể lây lan sang những bát đũa khác, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loại vi khuẩn gây hại.
Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Ngâm bát đĩa quá lâu - môi trường sống lý tưởng của vi khuẩn
Vi khuẩn có khả năng thích ứng trong khoảng thời gian từ 1 đến 4 giờ mà không thể sinh sản. Tuy nhiên, sau khi vượt qua khoảng thời gian này, vi khuẩn sẽ bắt đầu sinh sản và tăng gấp đôi sau 8 giờ. Điều này đặt ra một tín hiệu cảnh báo cho mọi người về việc ngâm bát đĩa quá lâu trước khi rửa sạch chúng.
Chuyên gia khuyến cáo, để tránh nguy cơ lây lan vi khuẩn gây hại, bát đĩa nên được rửa sạch kịp thời sau khi sử dụng, không nên để chúng đọng nước trong thời gian dài.
Lạm dụng nước rửa bát - nguy cơ độc tố cho sức khỏe
Một thói quen phổ biến mà nhiều người mắc phải là đổ nước rửa bát trực tiếp lên bát đĩa mà không pha loãng. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến một lượng lớn hóa chất còn lại trong bát đĩa, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và đặc biệt là khả năng giải độc gan.
Để giảm thiểu rủi ro này, người dùng nên hạn chế việc sử dụng nước rửa bát trực tiếp lên bát đĩa mà nên pha loãng nước rửa bát theo tỷ lệ hợp lý.
Coi nhẹ việc vệ sinh giẻ rửa bát
Không ít người coi nhẹ việc vệ sinh giẻ rửa bát, tuy nhiên, điều này có thể tiềm ẩn nguy cơ cho sức khỏe. Các chuyên gia đã phát hiện hơn 300 loại vi khuẩn, bao gồm cả E. coli và salmonella, được lưu trữ trong những lỗ nhỏ của miếng bọt biển.
Để tránh lây lan vi khuẩn gây bệnh, nên thay miếng bọt biển sau mỗi 1 đến 2 tuần.
Không lau khô bát đũa sau khi rửa
Cuộc điều tra gần đây đã cho thấy một sự thật đáng báo động - số lượng vi khuẩn có mặt trong khăn lau bát lên đến hàng tỷ con, và chúng thuộc hơn 20 loại vi khuẩn gây bệnh. Việc dùng khăn lau bát mà không phơi khô chúng sau mỗi lần rửa là một hành vi sai lầm nghiêm trọng có thể đe dọa sức khỏe.
Chuyên gia khuyên rằng, nên luôn luôn đảm bảo khăn lau bát được phơi khô hoàn toàn sau mỗi lần sử dụng để tránh sự phát triển của vi khuẩn.

Không tiệt trùng bát đũa - biện pháp cần thiết để loại bỏ vi khuẩn gây hại
Không giống như một số đồ vật có khả năng tự diệt vi khuẩn, bát đũa không có khả năng tự bảo vệ khỏi vi khuẩn gây hại. Vì vậy, việc thường xuyên tiệt trùng bát đũa là một biện pháp cần thiết để loại bỏ những loại vi khuẩn có hại.
Đơn giản nhất, bạn có thể tiệt trùng bát đũa bằng cách đặt chúng vào nước đun sôi khoảng 2-5 phút, sau đó lấy ra để tự nhiên khô. Điều này sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của gia đình tránh xa nguy cơ lây lan vi khuẩn.
Tuệ Tâm (tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm