Sai lầm mẹ thường mắc phải khi chăm sóc da cho bé
6 lưu ý khi dùng đũa để không hại cho sức khỏe / 4 loại thực phẩm ít đường bạn nên ăn thường xuyên
Nguyên nhân nào dẫn đến các vấn đề về da cho bé?
Ảnh minh họa. |
Hiện tượng kích ứng da bé phổ biến nhất là rôm sảy, thường thấy vào mùa hè. Khi thời tiết trở nên nóng bức, mồ hôi của bé ra nhiều nhưng không thoát được hết sẽ nằm lại trong các ống bài tiết trên da. Miệng ống bài tiết lại thường tắt nghẽn do bụi bẩn bịt kín, da vì thế biểu hiện bệnh lý ra ngoài bằng các nốt đỏ. Những nốt đỏ này mọc thành từng mảng ở những vùng da có nhiều mồ hôi như: trán, cổ, lưng, ngực, các nếp gấp của da.
Ngoài ra, khô, hăm, nổi mề đay cũng là các hiện tượng kích ứng da thường gặp ngoài rôm sảy. Các kích ứng này cũng do thời tiết gây ra, hay còn nguyên nhân nào khác?
Câu trả lời là những thứ quen thuộc như quần áo, khăn, chăn, gối, sữa tắm gội cũng góp phần vào việc gây nên dị ứng da bé nếu không chọn lựa kỹ. Ít ai biết, da bé thường có một chất dầu gọi là sebum. Khi mất đi lượng sebum cần thiết, các tác nhân bên ngoài như hóa chất tổng hợp có trong một số loại sản phẩm chăm sóc da bé sẽ tác động gây nên kích ứng, dị ứng. Làm thế nào để cân bằng lượng sebum trên da, cũng như chăm sóc da bé đơn giản mà khoa học, là câu hỏi của rất nhiều bậc làm cha mẹ.
Sai lầm của mẹ khi chăm sóc da cho bé
Chỉ tắm bằng nước
Một số mẹ chỉ tắm cho con bằng nước lã vì cho rằng như thế đã đủ sạch. Thói quen này xuất phát từ quan niệm "tự nhiên mới tốt". Thực tế, da của trẻ tiết nhiều chất nhờn khiến bụi bẩn bám dính trong ngày, khó nhìn thấy bằng mắt thường. Tắm bằng nước chỉ có thể lấy đi chất bẩn tan trong nước, còn bụi bẩn tan trong chất béo vẫn còn nguyên, chúng có thể gây bít tắc lỗ chân lông của bé.
Tắm bằng nước lá
Trong những ngày nóng, mẹ thường tắm cho bé bằng nước các loại lá có tính thanh nhiệt như chè xanh, khế, kinh giới… Nhiều phụ huynh nghĩ các hoạt chất trong lá tốt cho trẻ, như tanin có trong trà sẽ làm sạch da, săn da, bớt rôm sẩy… nhưng quan điểm này hoàn toàn sai lầm.
Theo Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Gia Khánh cho biết, các loại lá chứa nhiều hoạt chất tốt cho cơ thể, tuy nhiên trước khi quyết định tắm bé, chúng ta cần phải kiểm chứng chất lá dùng có tốt hay không, có gây mẫn cảm và kích ứng da trẻ, bao nhiêu lá thì đủ, lá cây đó có nhiễm các thuốc bảo vệ thực vật hay không…
"Tắm bằng lá tự nhiên không nên trực tiếp áp dụng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cần phải được thử nghiệm trước khi dùng. Nếu dùng tùy tiện sẽ khiến da trẻ tiếp xúc với các hoạt chất kích ứng, chất bẩn, chất độc, vi khuẩn làm tổn thương da”, Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Gia Khánh nói thêm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hậu quả nặng nề do nam sinh cấp 2 chế pháo nổ tại nhà gây ra
Mua mứt tết, bánh kẹo tết thủ công ngày Tết; Nên hay không?
Bí mật chấn động phía sau Phạm Thị Huyền Trang, kẻ lên kịch bản vụ lừa đảo 1.000 tỷ đồng vừa bị bắt
Bắt đầu từ ngày 26/1, 3 con giáp sẽ gặp vận may siêu lớn, tài lộc ập đến, tiền tài không đếm xuể
Cánh cửa vận may mở ra, vận may tốt lành sẽ đến vào tuần sau, bạn sẽ bắt đầu giàu có, thu thập phước lành và có nhiều niềm vui hơn
Ngày giờ tốt nhất để cúng Tất niên đón năm mới Ất Tỵ 2025 để rước tài lộc, cầu bình an cho gia chủ