Đời sống

Sai lầm tai hại khi ăn khoai tây độc hơn cả thạch tín, "nạp" thêm bệnh vào người

Dưới đây là những sai lầm tai hại khi ăn khoai tây gây hại lớn cho sức khỏe mà rất nhiều người mắc phải.

5 nét tướng của người phụ nữ giỏi việc nước - đảm việc nhà, tài năng bản lĩnh ai lấy được là phước lớn / Lộ diện tướng mạo của người đàn ông giàu có, hết mực chung thủy với tình yêu

Ăn khoai tây mọc mầm

Để chống lại nấm và sâu bệnh, khoai tây sẽ tự tạo ra chất chống diệt trùng và chống nấm tự nhiên là solanine và chaconine. Ở điều kiện bình thường, 100g khoai tây có chứa 10mg chất solanine và chaconine, không thể gây ngộ độc. Tuy nhiên, khi khoai tây mọc mầm, hàm lượng những chất này sẽ tăng cao, có thể gây ngộ độc khi ăn phải.

sai lam khi an khoai tay-phunutoday

Ảnh minh họa

Sau khi ăn khoai tây mọc mầm, nếu ăn với hàm lượng ít, bạn có thể gặp phải những vấn đề nhẹ về đường tiêu hóa như đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy. Trong trường hợp nặng, bạn có thể bị mê sảng, sốt theo cơn, ảo giác, hạ thân nhiệt, tê liệt, thở chậm,...

Ăn củ khoai tây có vỏ màu xanh

Khoai tây có vỏ màu xanh là do chúng đã tiếp xúc với ánh mặt trời rất nhiều, vì vậy mà chúng chứa nhiều chất diệp lục. Chất diệp lục là một chất vô hại nhưng ở trong khoai tây, nó lại sản sinh ra một chất khác là glycoalkaloid (hay còn gọi là solanine) – một chất giúp bảo vệ củ khoai khỏi nấm, vi trùng, sâu bệnh và động vật ăn vỏ. Cho nên, ăn khoai tây có vỏ màu xanh có thể khiến người ăn bị ngộ độc, gây ra một số vấn đề về đường tiêu hóa và hệ thần kinh.

Không bảo quản trong tủ lạnh

Khoai tây là thực phẩm không nên để trong tủ lạnh. Khi ở nhiệt độ dưới 7 độ C, tinh bột khoai tây được chuyển thành đường. Như vậy hương vị khoai tây sẽ không còn tốt và ngon như lúc ban đầu.

 

sai lam khi an khoai tay-phunutoday12

Ảnh minh họa

Khi lấy khoai tây từ tủ lạnh ra chắc chắn sẽ thấy khoai bị nhũn và héo đi. Cách bảo quản tối ưu nhất là cho khoai tây vào trong túi giấy và để nơi không có ánh sáng mặt trời.

Cách loại bỏ độc tố trong khoai tây

Để hạn chế ngộ độc, tuyệt đối không ăn khoai tây mọc mầm, mềm nhũn và cỏ vỏ màu xanh. Trước khi chế biến nên ngâm vào nước muối loãng vài giờ, khi nấu cho thêm ít giấm ăn để loại bỏ độc tố.

Dấu hiệu bị ngộ độc khoai tây nhẹ thì xuất hiện ở đường tiêu hóa như đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy. Trầm trọng hơn có thể bị đau đớn, như mê sảng, tiêu chảy, giãn đồng tử, sốt theo cơn, ảo giác, đau đầu, sốc, hạ thân nhiệt, tê liệt, chậm chạp, thở chậm lại, đau bụng, nhìn kém, nôn...

 

Các triệu chứng ngộ độc khoai tây có thể kéo dài 1 - 3 ngày. Có người phải nằm viện, thậm chí nguy hại đến tình mạng, mặc dù rất hiếm. Vì vậy khi có dấu hiệu ngộ độc, cần gặp bác sĩ để có sự hỗ trợ sớm.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm