Sai lầm tai hại khi dùng đũa mà nhiều người Việt đang mắc phải nhất
Khoai sọ tốt cho sức khỏe tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch / Thói quen cần thay đổi để bảo vệ sức khỏe trong mùa hè
Ngâm đũa trong chất tẩy rửa rất dễ lưu lại lượng hóa chất trên đũa
Rất nhiều người không rửa bát đũa ngay sau khi ăn, bình thường sẽ để bát đũa vào bồn rửa, sau đó vắt nước tẩy ngâm trong một thời gian mới rửa. Phương pháp ngâm này chỉ phù hợp với giặt quần áo, không thích hợp để rửa bát.
Khi đũa được ngâm với nước hóa chất tẩy rửa trong một thời gian dài, rất dễ khiến các thành phần hóa học xâm nhập vào đũa, các chất hóa học còn sót lại trên đũa không dễ loại bỏ được bằng cách rửa thông thường. Sử dụng loại đũa có chứa hóa chất có thể làm giảm nồng độ các ion canxi trong máu, axit hóa máu, cơ thể dễ mệt mỏi, đồng thời cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng giải độc gan.
Rửa đũa bằng cách chà xát mạnh có thể dẫn đến ung thư
Khi rửa đũa, có bao nhiều người có thói quen rửa đũa bằng cách chà xát chúng với nhau? Câu trả lời là có khoảng 90% người đều rửa đũa theo cách này. Thực tế phương pháp này là sai. Khi đũa được chà xát với nhau, rất dễ làm bong lớp bảo vệ bên ngoài, khiến đũa có vô số vết nứt nhỏ, khiến bề mặt của đũa trở nên thô ráp, tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi sinh vật sinh sôi và phát triển.
Hơn nữa, sau khi rửa đũa xong, nhiều người không có thói quen làm khô đũa trước khi cho đũa vào ống đũa, đũa ở môi trường ẩm ướt là điều kiện hoàn hảo cho các loại vi khuẩn nấm mốc phát triển, nghiêm trọng hơn còn có thể sản sinh ra chất gây ung thư (tiêu biểu là ung thư gan) có tên là aflatoxin, aflatoxin là một nhóm các chất chuyển hóa của vi nấm, có độc tính cao.
Sử dụng đũa quá 6 tháng mà không chịu thay
Nhiều gia đình cho rằng đũa không hỏng, không gãy thì không cần phải thay, nên có rất nhiều gia đình sử dụng đũa ăn quanh năm mà không chịu thay mới.
Theo các chuyên gia y tế,chúng ta nên thay đũa mới từ 3 đến 6 tháng để đảm bảo được an toàn cũng như vê sinh. Các loại đũa được làm từ đũa tre, gỗ có hạn sử dụng là 3-6 tháng/lần. Nếu quá thời gian đó, đũa sẽ có tình trạng như nấm, mốc, mủn, mục,... cực kỳ không tốt cho sức khỏe nếu như tiếp tục sử dụng.
Do đó, bạn nên thường xuyên thay đũa định kỳ để đảm bảo sức khỏe được tốt hơn.
Tiếp tục dùng đũa đã có mùi hắc
Chọn mua đũa cũng nên chú trọng chất lượng chứ không nên chọn bừa. Trên thị trường có rất nhiều loại đũa khác nhau, nên chọn những loại đũa có nguồn gốc tự nhiên và có xuất xứ nhà sản xuất rõ ràng.
Lưu ý sau mỗi lần sử dụng chú ý rửa thật sạch sẽ, lau khô bằng vải sạch, để vào ống đựng đũa thoáng khí, bảo quản khô ráo hoặc có thể để đũa ra rổ, ra mâm để dưới nắng cho thật khô ráo sẽ hạn chế được mùi hắc của đũa.
Không dùng đũa đã nấm mốc
Có rất nhiều nguyên nhân khiến đũa bị nấm mốc như đũa mua với giá thành rẻ, không đảm bảo chất lượng, đũa để ẩm thường xuyên và không được hong khô đặc biệt với các loại đũa tre, gỗ.
Khi phát hiện đũa bị nấm mốc nên bỏ luôn và thay loạt đũa mới. Nếu tiếp tục sử dụng đũa mốc, bạn sẽ mắc các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, ói mửa, đặc biệt là bệnh ung thư gan.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
Tử vi ngày 23/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý tài lộc dồi dào, tuổi Thân đối diện thử thách lớn
Bán sạch của vàng cưới để lo viện phí cho bố chồng nhưng bố chỉ di chúc cho 35 triệu. Ngày ra ngân hàng, nghe đọc số tiền thực nhận mà tôi run rẩy
Bí mật động trời sau vẻ tử tế của mẹ chồng: Nàng dâu sốc ngã quỵ khi sự thật phơi bày
Chăm sóc mẹ chồng suốt 13 năm nhưng không có tên trong di chúc: Sau khi bà mất 5 ngày, tôi được yêu cầu đến ngân hàng
Nam du học sinh từ chối ở nhà trọ, sẵn sàng bay quãng đường 9000km về nhà với chi phí 38 triệu/tuần