Đời sống

Sai lầm tai hại nhất khi ăn cá mà rất nhiều người mắc phải, gây hại khó lường

Cá giàu dinh dưỡng, nhưng nếu ăn cá không đúng cách, lại có hại cho sức khỏe, thậm chí có khi còn mắc bệnh nghiêm trọng.

Mỡ bụng lâu năm dày đến đâu cũng khỏi chỉ bằng mẹo này / Tips trị mụn ẩn dưới da giúp nàng lấy lại làn da sạch bong mềm mịn

Ăn cá khi đói

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, ăn cá khi đói có thể làm tăng lượng purine chuyển hóa thành axit uric, mà axit này có thể gây ra các tổn thương ở mô. Mà sự tổn thương mô lại chính là nguyên nhân gây ra bệnh gout. Để tránh nguy cơ mắc bệnh này, bạn không nên ăn cá lúc đang đói.

Ăn cá trong khi đang uống thuốc ho

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người ho lâu ngày và phải dùng thuốc điều trị không nên ăn cá, đặc biệt là cá biển để tránh bị dị ứng. Trong cá biển có chứa nhiều histamine, khi được nạp vào cơ thể quá nhiều nó sẽ xâm nhập vào quá trình tuần hoàn máu, gây ra hiện tượng dị ứng với histamine.

14636778893960673928

Ảnh minh họa

Rán cá quá kỹ

Bạn không nên ăn cá sống, gỏi cá hoặc cá rán chưa chín cũng như quá kỹ. Cá tốt nhất cho sức khỏe khi được nướng bỏ lò hoặc luộc. Bởi nếu rán quá kỹ, các lợi ích sức khỏe của cá có thể biến mất. Bên cạnh đó, ăn nhiều thực phẩm rán, bạn phải đối mặt với nguy cơ bị bệnh tim và đột quỵ.

Ăn gỏi cá/cá sống

Đa số các loài cá đều bị nhiễm ký sinh trùng một cách tự nhiên. Nếu ăn cá sống, các kí sinh trùng này sẽ xâm nhập vào cơ thể, gây bất lợi cho gan, làm cho gan bị nhiễm ký sinh trùng, thậm chí dẫn đến ung thư gan. Ngoài ra, cá có thể ăn phải các trứng sán có nhiều ngoài môi trường sống.

Khi vào cơ thể động vật, trứng sán phát triển thành các ấu trùng và nang sán cư ngụ ở trong nội tạng động vật. Một trong số những loài kí sinh trùng mà cá nhiễm phải là sán dây. Loại ký sinh trùng này nếu không được tiêu diệt có thể lây sang cơ thể người và cư trú trong ruột của người suốt nhiều năm và gây ra những cơn đau quằn quại, sút cân và bệnh thiếu máu.

 

Ăn não cá

Cá nuôi càng lâu thì hàm lượng kim loại nặng trong não càng cao. Nếu ăn não cá, rất có thể bị ngộ độc. Các bộ phận trên mình cá có hàm lượng thủy ngân cao được xếp theo thứ tự sau: Đầu cá, da cá, thịt cá, trứng cá.

Ví dụ ở cá chép, hàm lượng thủy ngân trong 200g da cá, thịt cá, trứng cá là rất thấp, nhưng với trên dưới 400g thì so với 200g trong da cá hàm lượng thủy ngân đã tăng lên 5 lần, còn trong não cá tăng 20 lần trở lên.mVì vậy những người thích ăn đầu cá cần ghi nhớ, cá càng lớn tuổi thì không nên ăn để tránh bị ngộ độc.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm