Đời sống

Sán "làm tổ" trong bụng chỉ vì sử dụng sai cách vật dụng phổ biến này trong nhà bếp của mỗi gia đình

Trong nhà bếp của gia đình nào cũng không thể thiếu một vật dụng phổ biến dùng kê thực phẩm khi thái, chặt hay băm, đó là thớt. Dù thân thuộc như vậy,

Xuống cân cấp tốc trong 1 tuần với nguyên liệu sẵn trong bếp / Mẹ chồng giằng tay con trai không cho rửa bát vì "đàn ông nhà này không cần làm việc bếp núc", không ngờ con trai nói một câu đầy bất ngờ

1. Dùng một chiếc thớt cho cả thực phẩm sống và thực phẩm chín

Chắc hẳn sẽ không ít người không có thói quen dùng thớt riêng khi thái đồ ăn sống và đồ ăn chón mà chỉ sủ dụng một chiếc thớt gỗ duy nhất để thái tất cả các loại thực phẩm từ sống cho đến chín, từ bẩn cho đến sạch.

Việc làm này tuy tiết kiệm thời gian, không phải phức tạp chuyển từ thớt này sang thới kia với các loại thực phẩm khác nhau nhưng theo các chuyên gia cho biết, thói quen này đã trực tiếp tạo nên cơ hội thuận lợi cho giun sán xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng. Con người thường rất dễ bị nhiễm bệnh bởi các loại vi khuẩn, giun sán này. Chính vì vậy, mọi người khi nấu ăn bắt buộc phải dủng thớt riêng khi thái thực phẩm sống và đồ ăn chín, có như vậy mới tránh được việc ký sinh trùng xâm nhập và "làm tổ" bên trong cơ thể.

1 thớt dược sử dụng cho thực phẩm sổng
1 thớt dược sử dụng cho thực phẩm sổng.
1 thớt được sử dụng cho thực phẩm chín
1 thớt được sử dụng cho thực phẩm chín.

2. Sử dụng cả 2 mặt thớt

Chúng ta thường biết rằng, thớt bao gồm có hai mặt đó là mặt chúng ta thường xuyên sử dụng để thái, băm đồ ăn, một mặt là lót xuống bên dưới nên thường sẽ phải tiếp xúc với rất nhiều loại vi khuẩn khác nhau, có nguy cơ gây hại cho cơ thể con người. Nhưng lại có không ít người có thói quen sử dụng luôn cả hai mặt của thớt, một mặt này dùng để cắt thịt, một mặt kia lại dùng để cắt cá hoặc một mặt này dùng cắt thức ăn chín và mặt còn lại dùng để thái thực phẩm sống.

Bạn đã biết rằng phải dùng hai thớt riêng biệt cho thực phẩm sống và chín nhưng lại sử dụng luôn hai mặt thớt như vậy thì cũng không thể đem lại lợi ích gì. Bạn cũng đã biết, phần lớn các mặt phẳng dùng để kê thớt khi nấu ăn thường là trên nền nhà, kệ bếp… - những nơi nguồn ô nhiễm, rất bẩn. Khi bạn đặt thớt xuống thì vi khuẩn, vi trùng cũng từ đó mà bám vào. Do vậy, mọi người hãy bỏ ngay nếu có thói quen này nhé!.

3. Dùng một chiếc thớt quá lâu trong thời gian dài

Bất kì vật dụng nào, dù có tốt đến mấy thì sau thời gian dài sử dụng cũng sẽ trở nên hỏng hóc và thới cũng vậy. Dừng nghĩ rằng thớt bạn mua về thường được làm bằng gỗ nên có sử dụng mãi cũng không sao nhưng trên thực tế, sau một thời gian sử dụng, mặt thớt gỗ và thớt nhựa do phải tiếp xúc với rất nhiều các loại thực phẩm khác nhau, dù có được rửa sạch sẽ cũng sẽ trở thành ổ vi khuẩn và bạn nên bỏ ngay.

 

Một khi thấy chiếc thớt của bạn bắt đầu bị nứt hoặc có các rãnh, khó để làm sạch, đây sẽ trở thành một môi trường tuyệt vời cho vi khuẩn sinh sôi trong đó thì nên bỏ đi. Dù không hỏng thì bạn cũng nên thay thớt một lần mỗi năm để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

cach-tot-nhat-de-co-the-lam-sach-mot-tam-thot-go-da-dung-lau-1

4. Vệ sinh thớt bằng nước rửa bát

Rất nhiều các bà nội trợ sau khi rửa bắt sẽ tiện sử dụng luôn nước rửa bát đó để rửa thớt luôn. Nhưng nếu bạn chỉ dùng nước rửa bát thông thường để làm sạch thớt như vậy thì chỉ có thể làm sạch vi khuẩn trên bề mặt thớt mà không loại bỏ được vi khuẩn ẩn sâu bên trong, cho dù bạn có sử dụng nước ấm đi chăng nữa.

Còn chưa kể lượng hóa chất trong nước rửa bắt cũng sẽ lưu lại trên thớt dùng để thái thức ăn những lần tiếp theo sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và mọi người trong nhà. Thay vì sử dụng nước rửa bát, bạn hãy sử dụng một số loại chất tẩy rửa tự nhiên vàan toàn hơn như giấm, chanh, muối để chà trên bề mặt thớt.

ve-sinh-thot-bang-nuoc-rua-bat-sai-lam

5. Rửa thớt không đúng cách

 

Rất nhiều người thường có thói quen thay vì những miếng rửa bát thông thường họ sẽ sửu dụng miếng rửa bát thép hoặc kim loại để chà rửa bề mặt thớt thường xuyên. Điều này đã vô tình khiến cho thớt bị xước, tạo thành nơi ẩn náu tuyệt vời của các loại vi khuẩn, có thể xâm nhập vào thức ăn nếu vẫn sử dụng thớt cho những lần tiếp thro.

Bạn chỉ nên rửa một cách nhẹ nhàng nhưng thật kỹ lưỡng bằng miếng rửa bát thông thường. Chú ý sau khi rửa xong, bạn hãy dựng thớt lên để thớt nhanh chóng khô, không bị ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm