Đời sống

Sau khi nộp đơn nghỉ việc và được lãnh đạo phê duyệt, tôi đã làm một việc ngốc nghếch đến mức hết thuốc chữa: Tự làm khó mình khó người

Tôi đúng là ngốc mà, tưởng ai cũng thật thà như mình.

Biết mẹ vợ mắc bệnh nặng, chồng tôi có bao nhiêu vàng bán hết và bảo: Còn mẹ là còn tất cả! / Trót dại trao thân cho bạn trai cũ, em nên chi tiền "vá" lại hay thú nhận sự thật với người yêu sau này?

Tôi là nữ, 36 tuổi, từng làm ở một công ty quy mô nhỏ, chỉ có vỏn vẹn 15 người. Ba năm trước tôi đã nghỉ việc ở đó. Nói sơ qua một chút về lý do nghỉ việc, chị gái nuôi của Tổng giám đốc trong công ty giữ chức kế toán trưởng, bà ta không thích tôi. Có lần tôi tự lấy xe riêng của mình chở đồng nghiệp đến kho vật liệu kiểm tra hàng hoá, tôi cũng đã báo cáo lại với giám đốc phụ trách. Bà ta biết được liền chạy đi mách với Tổng giám đốc là tôi chở đồng nghiệp đi chơi bời dạo phố chứ không phải đi làm. Thế là sếp tổng tin bà ta, còn lệnh cho người đến điều tra tôi. Tôi không chịu được cảnh bị chèn ép như vậy nữa, liền soạn đơn xin nghỉ việc gửi công ty.

Đây cũng không phải lần đầu kế toán bắt nạt tôi như vậy. Có một lần khác, tôi đi gặp khách hàng đàm phán hợp đồng, thương lượng giá cả, mẫu mã của hàng hoá, toàn bộ nội dung, mẫu hàng, giá thành tôi đã tổng hợp lại và báo cáo lên sếp tổng, cũng đã nhận được chữ ký phê duyệt của Tổng giám đốc, giờ chỉ cần mang sang phòng kế toán xin dấu xuất tiền là được. Thế nhưng bà kế toán trưởng lại bắt tôi viết giấy bảo đảm, lấy danh nghĩa của mình tôi cam kết bản hợp đồng này hoàn toàn không có vấn đề, nếu có sai sót gì xảy ra thì do một mình tôi đứng ra chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty thì bà ta mới chịu đóng dấu xuất tiền.

Tôi lập tức đi tìm sếp tổng, nói tôi chịu không thể làm được chuyện này, ai thích thì tự đi mà làm. Sau đó sếp phải tìm bà ta nói chuyện, bà ta mới đồng ý đóng dấu. Dần dần, sếp tôi nghe bà ta khua môi múa mép nói xấu đặt điều tôi nhiều quá nên không còn tin tưởng tôi nữa, khiến tôi không có cách nào tiếp tục ở lại công ty làm việc.

Ảnh minh họa. (Nguồn AI)
Ảnh minh họa. (Nguồn AI)

Lúc đó tôi cũng thật ngây thơ, còn nghĩ rằng dù sao đi nữa thì mọi người cũng là đồng nghiệp với nhau, làm việc cùng nhau mấy năm, không vui thì giải tán trong hoà bình vậy. Thế nên trước khi nghỉ việc tôi quyết định mời mọi người trong công ty một bữa, mời cả sếp tổng cùng đi. Lúc mời, ai cũng gật đầu nói chắc chắn sẽ đến.

Hôm liên hoan, tôi đến nhà hàng từ sớm để xếp chỗ gọi món, chỉ cần đợi mọi người đến đủ là có thể bắt đầu. Kết quả, công ty 15 người thì chỉ có 8 người đến, mà 8 người đó đều là cấp dưới của tôi cùng một số đồng nghiệp ở phòng ban khác có mối quan hệ tốt với tôi. Còn lãnh đạo công ty thì chẳng thấy bóng dáng ai, bà chị kế toán trưởng cũng không đến, toàn sát giờ mới viện đủ thứ lý do rồi nói không đi được.

Ngày hôm sau, cũng là ngày cuối cùng tôi đi làm, tôi đến công ty bàn giao công việc, phát hiện ra tôi còn chưa kịp nghỉ việc mà đã bị đá ra khỏi nhóm chat chung của công ty rồi. Từ đó trở đi, khi nghỉ việc tôi không còn mời cả công ty ăn cơm chia tay nữa, có mời thì cũng chỉ mời vài người đồng nghiệp thân thiết cùng ăn bữa cơm đơn giản là được. Tôi cũng ngộ ra rằng nghỉ việc mời đồng nghiệp đi ăn là không cần thiết, bởi:

1. Bữa cơm này chẳng có ý nghĩa gì cả

Tại sao lại như thế? Bạn và đồng nghiệp quen nhau là do làm chung một công ty, nghỉ việc rồi thì lại giống như người xa lạ, có khi cả năm chẳng còn liên lạc với nhau nữa, thế nên một bữa cơm chẳng thể nào giải quyết được hay kéo dài thêm sự thân thiết của mọi người cả.

 

Hơn nữa, ai dám bảo đảm rằng trong lúc làm việc không làm phật lòng người khác? Bạn nghỉ việc rồi, những người đấy cũng chẳng cần giả vờ nữa, bữa cơm bạn mời người ta chắc chắn không đến rồi. Còn nếu vẫn muốn mời cơm thì hãy mời những người thật sự thân thiết, đã từng giúp đỡ bạn trong công việc, như vậy mọi người vẫn còn có thể giữ mối quan hệ này lâu dài. Hoặc ngoài mời cơm ra, bạn có thể tặng đồng nghiệp một món quà nhỏ nào đó có ý nghĩa thiết thực, để sau này trong lúc sử dụng người ta sẽ vô thức nhớ tới bạn, như vậy ý nghĩa hơn nhiều.

2. Làm khó đồng nghiệp

Dù sao đi nữa thì nhân viên nghỉ việc đối với công ty không phải chuyện vui vẻ gì, cấp trên đến tiệc chia tay của bạn cũng ngượng ngùng vì họ biết rõ lý do bạn nghỉ, hơn nữa bạn nghỉ hoặc là không vừa ý với công ty, hoặc là đã tìm được chỗ mới tốt hơn, công ty cũ không muốn đến cũng là điều bình thường.

Với lại, công ty nào cũng có chuyện nhân viên chia bè kết phái, bạn mời người ta đến, người ta sẽ lại băn khoăn: Có nên đi hay không, đi thì không thích lắm vì quan hệ cũng chẳng thân thiết gì, không đi nhỡ bị cấp trên để ý, sau này lại bị soi mói thì sao đây? Bữa cơm chia tay tưởng chừng vui vẻ nhưng lại trở nên miễn cưỡng, ngại ngùng. Thế nên, không nhất thiết phải tổ chức liên hoan, rời đi trong im lặng, cũng xoá luôn kí ức không vui về nhau là tốt nhất.

3. Học cách vận dụng tốt các mối quan hệ cần thiết

 

Nếu như ở công ty cũ vẫn còn những mối quan hệ cần duy trì hay những người sau này giúp ích cho bạn trên con đường thăng tiến, ví dụ như một vị sếp mà bạn coi trọng, vậy hãy mời riêng người ta bữa cơm, tặng quà chu đáo, thể hiện tâm ý của bạn rằng dù bạn có rời đi rồi nhưng chắc chắn sẽ không quên mất họ. Đặc biệt là cấp trên mà bạn coi trọng, hãy ngầm ra ám hiệu rằng nếu sau này có việc gì cần thì hãy nhớ tới bạn. Đương nhiên cũng đừng nghĩ rằng chỉ một bữa cơm là xong, bạn là người phải chủ động giữ liên lạc với họ, như vậy mới giữ được mối quan hệ, sau này trong lúc cấp bách sẽ có lúc cần đến.

Như vậy bữa cơm chia tay mới thật sự có tác dụng.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm