Sơn La: Đưa dê lên đồi chăn thả người dân thu hàng trăm triệu mỗi năm
Điện Biên: Nuôi cá "quý tộc" ở nơi lạnh 17 độ C và cao 1.500m / Bỏ phố lên "cổng trời" nuôi loài cá quý tộc, 9x có bạc tỷ/năm
Ở tỉnh miền núi Sơn La những năm qua đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu làm kinh tế giỏi, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình. Anh Đinh Anh Tuấn ở xã Huy Hạ, huyện Phù Yên là một điển hình như thế, khi mô hình chăn nuôi dê của anh cho thu nhập gần 300 triệu đồng mỗi năm.
Xuất thân từ nông thôn, anh Đinh Anh Tuấn ở bản Đồng Lỳ, xã Huy Hạ, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La trước đây chỉ chủ yếu cùng gia đình tập trung làm nương rẫy, thu nhập không cao.
Sau khi lập gia đình, thấy việc làm nương rẫy vất vả mà thu nhập không ổn định, anh mạnh dạn bàn với gia đình chuyển sang phát triển mô hìnhchăn nuôi dê. Từ một ít vốn tích lũy được, cộng với vay ngân hàng thêm 2 triệu đồng, anh Tuấn đã đầu tư mua 20 con dê về nuôi.
Nụ cười vui vẻ trên khuôn mặt của anh Đinh Anh Tuấn khi cho đàn dê của mình ăn |
Ban đầu, anh gặp không ít bỡ ngỡ, từ việc khắc phục một số dịch bệnh trên đàn dê, đến cách chăm sóc dê như thế nào cho chất lượng tốt nhất. Tuy nhiên, chỉ sau hơn 6 tháng kiên trì vừa làm vừa mày mò học hỏi; địa phương lại có nhiều nguồn thức ăn phù hợp với việc chăn thả dê, anh Tuấn đã trả nợ được ngân hàng vàcó nhiều kinh nghiệm để phát triển mô hình của mình.
Đến nay, trung bình trong trang trại của anh Tuấn lúc nào cũng có khoảng 100 con dê. Không chỉ phục vụ cho thị trường trong huyện, trong tỉnh, sản phẩm dê của anh còn được xuất bán ra các tỉnh như Hà Nội, Hưng Yên, Phú Thọ… cho thu lãi khoảng 200 - 300 triệu đồng/năm.
“Nuôi dê không khó, chỉ cần chú ý theo dõi hàng ngày khi thả cho dê lên đồi ăn cỏ và khi tối dồn về. Bình thường, gia đình vẫn rắc muối cho dê ăn nhưng tuyệt đối không nên thả dê khi trời mưa”, anh Tuấn chia sẻ.
Không chỉ đầu tư phát triển kinh tế cho gia đình mình, anh Tuấn còn vận động anh chị em, cùng bà con trong bản cùng phát triển chăn nuôi để có thu nhập ổn định, góp phần vào chương trình xây dựng nông thôn mới nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội địa phương nói chung.
Đánh giá về mô hình của anh Đinh Anh Tuấn, bà Đinh Thị Thoa, Chủ tịch Hội Nông dân xã Huy Hạ, huyện Phù Yên cho biết, mô hình chăn nuôi của ông Tuấn là mô hình điển hình của xã. Nhiều hội viên nông dân của xã đã học tập mô hình này để phát triển kình tế gia đình. Từ thành công của những mô hình chăn nuôi có hiệu quả trong xã, đã góp phần vào hương trình xây dựng nông thôn mới của địa phương”, bà Thoa cho biết.
Dám nghĩ, dám làm, mang lại hiệu quả kinh tế cao, anh Đinh Anh Tuấn thực sự là tấm gương tiêu biểu trong phong trào xóa đói, giảm nghèo,làm giàu cho gia đình và quê hương ở tỉnh miền núi Sơn La.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Không ngâm thịt vào nước khi rã đông! Các đầu bếp nhà hàng chia sẻ bí quyết rã đông thịt nhanh trong 5 phút, hãy thử ngay
Hiệp hội Du lịch tỉnh Hải Dương: Vững đà phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ
Đừng cho 6 thứ này vào máy giặt, sẽ không sạch và có thể làm hỏng máy
Trước ngày đón mẹ chồng lên sống chung, hành động của vợ khiến tôi bàng hoàng, cảm giác như một nhát dao cứa vào lòng
Mẹo vặt: Ném hai chai nước vào máy giặt vừa tăng độ sạch còn giúp giảm hao mòn quần áo
Người xưa nói: 'Con gái có lúm đồng tiền kiếp trước, kiếp này rơi nước mắt' có ý nghĩa gì?