Sơn La: Hoàn lương thành triệu phú của vợ chồng từng buôn "cái chết trắng"
Sơn La: Trồng mít ta ra quả to vật, hái bao nhiêu bán hết bấy nhiêu / Hà Tĩnh: Trồng dưa hấu dưới tán bưởi, sau 3 tháng lời cả trăm triệu
Một thời lầm lỡ
Trong một lần trò chuyện với một cán bộ xã Chiềng Chăn về người nông dân từng một thời lầm lỡ vì buôn bán trái phép chất ma túy. Hoàn lương, bằng ý chí, nghị lực, giờ đã trở thành nông dân tiêu biểu trong phong trào sản xuất kinh doanh giỏi tại địa phương, câu chuyện đã thôi thúc chúng tôi tìm về gặp vợ chồng ông Lường Văn Tiếng.
Nụ cười hạnh phúc của vợ chồng ông Tiếng khi đã trở thành nông dân sản xuất giỏi.
Ngôi nhà sàn của vợ chồng ông Tiếng nằm gần tỉnh lộ 110, nhưng để gặp được vợ chồng ông phải vào khutrang trại cách đó gần cây số đường, bởi ông giành hết thời gian ở đó làm kinh tế.
Dáng người nhanh nhẹn, làn da rám nắng, giọng nói chân chất, gần gũi. Gặp chúng tôi vợ chồng ông không ngần ngại kể về quá khứ lầm lỗi cuả mình,. Ông Tiếng kể: Sau thời gian phục viên trong quân ngũ trở về, năm 1986 hai vợ chồng phải lòng nhau, rồi kết nên duyên vợ chồng với một đám cưới rộn rã nơi xóm nghèo Sài Lương.
Mong ước về một cuộc sống ấm no luôn thúc giục hai vợ chồng ông chăm chỉ làm lục, bao nhiêu đất rẫy, đất ruộng không bỏ một tấc, không quản ngại khó khăn, mưa gió. Thế rồi 4 đứa con của vợ chồng lần lượt ra đời. Ngược với niềm vui đó là áp lực cơm áo gạo tiền ngày càng đè nặng lên đôi vai hai vợ chồng, khi những các con đến tuổi ăn học, chi phí lo cho sinh hoạt gia đình tăng lên khiến cuộc sống ngày một khó khăn, bế tắc.
Nhờ trồng bí đao vợ chồng ông Tiếng đã vươn lên thoát nghèo, khấm khá hẳn lên.
“Làm gì cũng không nên, trồng cây ngô, cây sắn năm được mùa năm mất mùa, khó khăn nối tiếp khó khăn. Ý nghĩ về cách làm giàu nhanh chóng để có cuộc sống tốt đẹp đã khiến hai vợ chồng tôi nghĩ liều, làm liều, buôn bán trái phép chất ma túy. Lúc đầu chỉ nghĩ mua đi bán lại để kiếm chút tiền trang trải cuộc sống, nhưng dần dà càng làm càng lún sâu, giàu đâu chả thấy chỉ thấy nghèo nàn, túng thiếu và bế tắc, bà con làng xóm nghi kỵ mất tình làng nghĩa xóm”, ông Tiếng nhớ lại.
Điều gì phải đến rồi cũng đến khi cả hai vợ chồng ông sa vào vong lao lý, với bản án 2 năm tù giam, để lại những đứa con ở nhà phải tự bươn trải. Ngồi sau song sắt hối lỗi về việc làm sai trái của mình, hai vợ chồng ông chợt tỉnh giấc, hối hận.
“Tại mình nôn nóng, lập trường không vững, không biết cách làm ăn, đất nương, đất rẫy rộng mà để gia đình nghèo đói là lỗi do chính mình.Ước mong lớn nhất là làm lại cuộc đời đã thôi thúc hai vợ chồng tôi cố gắng từng ngày, cải tạo tốt để sớm mãn hạn hoàn lương trở về quê hương làm lại từ đầu...", ông Tiếng nhớ lại.
Mô hinh nuôi bò nhốt chuồng của gia đình ông Tiếng.
Thành công sau lầm lỡ
Năm 2012, sau cải tạotrở về đoàn tụ cùng với gia đình, trong niềm vui của người thân, bạn bè, bà con lối xóm. Tuy nhiên ánh mắt nghi kỵ, lời đàm tiếu vẫn đây đó bên tai. Được sự thăm hỏi, động viên của cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể càng thúc giục vợ chồng ông quyết tâm làm lại từ đầu để lấy lại niềm tin, tình cảm đánh mất trước đây của mọi người.
Từ hai bàn tay trắng vợ chồng ông quyết trí làm lại từ đầu. Trên mảnh đất rộng gần 1ha của gia đình trước đây, vợ chồng cải tạo làm trang trại, sẵn có nguồn nước là điều kiện thuận lợi, chỗ đất thấp vợ chồng ông trồng lúa để lấy ngắn nuôi dài, còn khu vực đất cao san làm mặt bằng, quây lưới để nuôi vịt. Thiếu vốn vợ chồng vay mượn của người thân, hàng xóm muavịt về nuôi.
Ông Tiếng bảo: Trồng bí đao có sự liên kết bao tiêu sản phẩm nên không lo đầu ra.
“Kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi được cán bộ quản giáo hướng dẫn, chỉ dạy trong thời gian ở trại, bao nhiêu kinh nghiệm tích lũy được vợ chồng ông áp dụng vào thực tế, từ cách cho ăn, phòng dịch bệnh đều thuộc như lòng bàn tay. Chỉ sau một thời gian đàn vịt đã phát triển lên đến hàng nghìn con, có thời điểm lên đến 1.500 con vịt. Cứ ngỡ thành công đã mỉm cười, thế nhưng đầu ra bập bõm, thất thường, không ổn định, chủ yếu bán cho lái buôn địa phương, còn lại phục vụ sinh hoạt gia đình”, ông Tiếng cho hay.
Sau 4 năm nuôi vịt kinh tế gia đình vẫn không ổn định. Năm 2016, vợ chồng ông quyết định bỏ vịt sang trồng rau màu. Nào là rau cải bắp, su hào, súp lơ, cà chua… mùa nào thức đấy, chăm sóc đúng kỹ thuật nên cả 4 mùa vườn rau lúc nào cũng tươi xanh. Điệp khúc được mùa mất giá liên tiếp xảy đến, thưa vắng thương lái, người mua nhỏ giọt. Có những thời điểm phải nhổ bỏ vì rau quá lứa mà không ai mua, khó khăn chồng chất khó khăn.
Ao cá của gia đình ông Tiếng.
Năm 2015, được Nhà nước hỗ trợ cấp 1 con bò giống sinh sản, vay thêm vốn Ngân hàng CSXH 30 triệu đồng mua thêm 2 con bò. Từ những lứa bò đầu tiên, đến nay gia đình ông đã có 5 con bò. Đồng thời, vợ chồng ông Tiếng cải tạo lại cái ao nuôi cá với diện tích hơn 1.200m2... Riêng nuôi cá khách ra vào mua thường xuyên, thu nhập ổn định, cá ao nuôi tự nhiên, chất lượng, được ưu chuộng.
Nhận thấy trồng rau không còn phù hợp, năm 2018, vợ chồng ông kết nối được với một số công ty trồng bí đao, ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm và hỗ trợ giống, kỹ thuật chăm sóc, vợ chồng ông chỉ việc bỏ công chăm bón. Vụ đầu tiên trúng lớn, bao nhiêu bí làm ra được công ty bao tiêu sạch, lãi hơn trăm triệu đồng, sau vụ bí vừa giả được nợ vừa có tiền dư.
Sau khi trừ chi phí, mỗi năm vợ chồng ông lời hơn 200 triệu đồng. Tuy nhiên mang lại thu nhập cao nhất cho gia đình vẫn là trồng bí đao, cũng từ đó mà kinh tế gia đình khấm khá hẳn lên, có của ăn của để.
Nuôi bò sinh sản đang hứa hẹn là hướng đi hiệu quả trong phát triển kinh tế gia đình.
Ông Lèo Văn Thoan, Phó Chủ tịch UBND Chiềng Chăn,nhận xét: Thời gian hoàn lương trở về địa phương, vợ chồng ông Tiếng luôn chấp hành rất tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định nơi ở. Siêng năng, chịu khó vươn lên trong lao động sản xuất. Trở thành tấm gương điển hình trong tái hòa nhập cộng đồng và phát triển kinh tế hộ gia đình.
Không chịu lùi bước, qua nhiều năm thất bại, với đức tính siêng năng, chịu khó trong lao động sản xuất. Đến nay, kinh tế gia đình vợ chồng ông Tiếng khấm khá hẳn lên. Không những thoát nghèo mà còn được chính quyền địa phương ghi nhận, bình chọn là hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người xưa dặn ở đời có 4 cái 'ngu', vậy cái nào là ngu nhất?
Có cần rút phích cắm nồi cơm điện sau khi cơm chín hay không: Câu trả lời thật bất ngờ!
Hai lỗ trên phích cắm điện dẹt dùng để làm gì?
Muốn cây kim tiền phát tài, phát lộc? Đừng bỏ qua 5 bí quyết quan trọng này!
Muỗi sợ nhất cái này, chỉ cần bạn đặt một cái ở nhà, thì dù không đốt nhang muỗi cũng không thấy một con muỗi nào
Bộ phận nào của con lợn ngon nhất?