Đời sống

Sốt xuất huyết - những điều bạn phải biết

Bệnh sốt xuất huyết do muỗi truyền và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như vacxin phòng bệnh.

Cậu bé 16 tuổi bị xuất huyết não đột ngột, thói quen xấu trong cuộc sống chính là "thủ phạm" / Mẹ chồng bị sốt xuất huyết nằm viện cả tuần nhưng em dâu không hề hỏi han, lý do em ấy đưa ra khiến cả nhà tôi đều giận dữ

Bệnh sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết - những điều bạn phải biết

Sốt xuất huyết ở người lớn là bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại siêu vi trùng.

Sốt xuất huyết ở người lớn là bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại siêu vi trùng có tên là Dengue gây ra. Đây là căn bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác nếu như bị muỗi vằn (có nhiều khoang trắng ở chân và lưng) mang mầm bệnh đốt. So với người lớn thì trẻ em là đối tượng dễ bị mắc bệnh hơn cả.

Bệnh sốt xuất huyết có thể khiến cho cơ thể người bệnh trở nên đau nhức, đặc biệt là ở cơ và các khớp. Sốt xuất huyết dạng nhẹ có thể gây phát ban, sốt cao, dạng nặng thì có thể gây chảy máu, giảm huyết áp đột ngột và khiến người bệnh tử vong nhanh chóng.

Biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết

Sốt cao đột ngột, người mệt mỏi, nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt. Sốt liên tục kéo dài 2-7 ngày. Sau đó có các biểu hiện xuất huyết: Ở da biểu hiện là các nốt xuất huyết rải rác thường ở mặt trước cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạn sườn hoặc mảng bầm tím.

Ở niêm mạc gồm có: chảy máu mũi, lợi, đôi khi tiểu ra máu, kinh nguyệt kéo dài. Ở nội tạng: xuất huyết tiêu hoá, phổi, xuất huyết não... là biểu hiện nặng của bệnh. Khi có các dấu hiệu trên thì cần phải đưa người bệnh đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.

 

Sốt xuất huyết Dengue trên cơ địa đặc biệt: nhũ nhi, béo phì, bệnh lý đi kèm nên nhập viện điều trị.

Cách chăm sóc sốt xuất huyết tại nhà

Sốt cao ≥ 38.5oC: cho thuốc hạ sốt, nới lỏng quần áo. ăn thức ăn lỏng dể tiêu, uống nhiều nước.

Lau mát bằng nước ấm khi nhiệt độ ≥ 39.5oC.

Paracetamol, liều dùng từ 10-15 mg/kg/lần mỗi 4 – 6 giờ. ( Tổng liều paracetamol không quá 60 mg/kg/24giờ). Chú ý: không dùng thuốc Aspirin, Ibuprofen trên bệnh nhân bị Sốt xuất huyết.

 

Bù dịch sớm bằng đường uống: khuyến khích uống nhiều nước chín, nước trái cây (nước dừa, cam, chanh), Oresol; tránh thức ăn, nước uống màu đỏ, đen, nâu.

Cách phòng chống sốt xuất huyết

Hiện nay, phương pháp chính để kiểm soát hoặc ngăn chặn sự lây truyền virus sốt xuất huyết là chống muỗi vằn truyền qua:

Ngăn muỗi tiếp cận môi trường sống, đẻ trứng bằng cách quản lý và dọn dẹp vệ sinh môi trường.

Xử lý chất thải rắn đúng cách và loại bỏ môi trường sống nhân tạo.

 

Bao phủ, đổ và làm sạch các thùng chứa nước sinh hoạt hàng tuần.

Sử dụng thuốc trừ sâu thích hợp cho các thùng chứa nước ngoài trời.

Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt muỗi, bọ gậy bằng cách: đậy kín tất cả các vật dụng chứa nước ăn uống sinh hoạt như bể, chum vại, lu đựng nước.

Thả cá vào bể, giếng, chum vại để diệt lăng quăng

Thu gom hủy các vật dụng phế thải xung quanh nhà như: chai, lọ, vỏ dừa…. dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.Súc rửa chum, vại, lu hàng tuần.

 

Khi xảy ra dịch cần tăng cường các biện pháp chống dịch, làm giảm nhanh mật độ muỗi trong cộng đồng bằng cách phun hóa chất diệt muỗi.

Sử dụng các biện pháp bảo vệ hộ gia đình cá nhân như đóng cửa sổ, mặc quần áo dài tay, sử dụng bình xịt muỗi (Những biện pháp này phải được áp dụng vào ban ngày cả ở nhà và nơi làm việc ).

Cải thiện sự tham gia của cộng đồng và huy động để kiểm soát vec-tơ truyền bệnh hiệu quả.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm