Dấu hiệu nhận biết sốt xuất huyết ở người lớn
Đang thể dục trong công viên, tôi "chết lặng" khi thấy anh chàng đi xe lăn bán tăm tre / Trắc nghiệm: Trong tình yêu, bạn nên ở thế chủ động hay bị động?
Dấu hiệu sốt xuất huyết ở người lớn
BS Nguyễn Thanh Phong - Trưởng khoa Nhiễm D, BV Bệnh nhiệt đới khuyến cáo trên báo Pháp Luật: “Thường với SXH Dengue người bệnh cần đặc biệt quan tâm là từ ngày thứ tư đến ngày thứ bảy của bệnh. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu nôn ói nhiều, đau bụng, chảy máu cam, chảy máu chân răng, ói ra máu hay đi cầu phân đen… thì phải theo dõi, xử lý kịp thời. Điều khác với nhiễm siêu vi là da bệnh nhân ửng đỏ lên, nếu sốt mà kèm theo triệu chứng điển hình như vậy thì nên nghĩ SXH” - BS Phong nói.
Các BS lưu ý SXH dễ bị biến chứng khi chúng ta lao động hay vận động quá nặng trong thời gian bị bệnh, truyền dịch với tốc độ quá nhanh và số lượng quá nhiều trong lúc bệnh. Người bệnh cũng dễ bị biến chứng nặng khi tiếp xúc với gió mạnh, gió lạnh. Nếu như bị đồng nhiễm với các virus, vi khuẩn khác thì tình trạng sẽ trầm trọng thêm.
Đối với người lớn: khi nhiễm bệnh có hai dạng sốt xuất huyết thường gặp là sốt xuất huyết biểu hiện ra bên ngoài và xuất huyết nội tạng.
Dạng sốt xuất huyết có biểu hiện bên ngoài ở người lớn diễn biến bất thường và triệu chứng rầm rộ hơn trẻ em, thời gian sốt kéo dài 11-12 ngày. Sốt xuất huyết người lớn nguy hiểm nhất là tụt huyết áp và sinh ra các biến chứng xuất huyết tiêu hóa, suy gan, suy thận, rối loạn đông máu…
Dạng sốt xuất huyết gây xuất huyết nội tạng (thường gặp xuất huyết đường tiêu hóa và xuất huyết não): sốt xuất huyết gây xuất huyết đường tiêu hóa ở người lớn biểu hiện ban đầu rất bình thường chỉ sốt, không nổi ban. Sau 1-2 ngày, bệnh nhân đi tiêu ra máu, phân màu đen hoặc máu tươi số lượng không nhiều, trên da xuất hiện các chấm xuất huyết, da xanh, người mệt mỏi… Sốt xuất huyết gây xuất huyết não cũng rất khó nhận biết ,vì biểu hiện ban đầu không rõ ràng, thông thường người bệnh bị sốt, đau đầu, bị liệt có thể liệt tay, chân hoặc liệt nửa người và sau đó bị rồi dẫn đến tử vong.
Khuyến cáo phòng bệnh
“Diệt muỗi và diệt lăng quăng” là biện pháp chủ động phòng bệnh hữu hiệu và đơn giản nhất. Do đó cần:
Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; Đậy kín các vật dụng chứa nước để không có lăng quăng; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.
Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải đọng nước ở trong nhà và xung quanh nhà, không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...
Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 26/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ thăng hoa sự nghiệp, tuổi Dậu cần kiên nhẫn vượt khó
Từ ngày 26/12: 3 con giáp rực rỡ vận may, Thần Tài đồng hành, phú quý đầy nhà
Cuối tháng 11 âm lịch: 3 con giáp nổi bật với vận may và thách thức
Cơm nguội đừng đổ đi, trộn với thứ này để đuổi gián, côn trùng chết sạch không còn một con
Bí quyết tự pha nước 'kích hoa thần thánh' tại nhà, chỉ cần tưới một chút giúp hoa nở bung nụ rực rỡ
Không cần dùng hóa chất nguy hiểm, đây là 5 mẹo giúp đuổi côn trùng khỏi ngôi nhà của bạn