Sử dụng nấm gây ảo giác điều trị trầm cảm
Các bác sĩ tin rằng phương pháp mới này sẽ an toàn cho các bệnh nhân hơn việc sử dụng các loại thuốc trước đây.
Thu hút FDI cao nhất trong 10 năm / Đói quá về ăn bát cơm ở cữ mẹ dọn cho vợ, nhưng chưa kịp nuốt đã phải nhổ ra ngay
Thuốc điều chế từ nấm gây ảo giác đang được thử nghiệm để điều trị cho các bệnh nhân mắc chứng trầm cảm ở Anh. Thuốc có chứa các thành phần chiết suất từ nấm thức thần, hay nấm gây ảo giác được cung cấp cho 89 tình nguyện viên trưởng thành, khỏe mạnh, ở độ tuổi khoảng 35 theo phác đồ của bác sĩ.

Ảnh minh họa.
Những loại nấm này thường mọc dại nhiều ở Anh, Mỹ, Mexico và Thái Lan. Hoạt chất psilocybin trong nấm có tác dụng gây ảo giác khiến chúng ta cảm thấy hưng phấn, cường tráng đến nỗi thay đổi cả nhận thức, lý trí.
Tiến sĩ James Rucker, bác sĩ tâm lý, Đại học Kings College London, Anh cho biết: "Psilocybin khi xâm nhập hệ thần kinh sẽ phá vỡ mạng lưới thông tin liên lạc của bộ não, gây xáo trộn các liên kết vốn không tương tác với nhau tạo nên các ảo giác kỳ lạ, từ đó giúp các đoạn ký ức rời rạc trở nên liền mạch, thống nhất".
Từ những tác dụng này, các nhà nghiên cứu đã và đang tìm cách khai thác các lợi ích tiềm tàng của psilocybin trong điều trị các chứng rối loạn tâm thần như trầm cảm, tự kỷ, stress, rối loạn cảm xúc… Sau 6 tháng, các bệnh nhân cho biết chứng trầm cảm giảm bớt. Kết quả quét não cũng cho thấy, não bộ gần như được khôi phục hoàn toàn và vận hành bình thường trở lại.
Theo VTV
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Bí ẩn 2 lỗ nhỏ trên phích cắm điện: Chi tiết tưởng thừa hóa ra lại "cứu nguy" cả nhà
Mẹo nhỏ từ nước xả vải: Nhà sạch bóng, thơm mát suốt 2 ngày mà không cần máy xông hay viên thơm
Chỉ với 1 củ hành tây đặt ở góc phòng, mẹo nhỏ đuổi côn trùng hiệu quả
Jack Ma dự đoán 6 ngành nghề có nguy cơ bị trí tuệ nhân tạo thay thế hoàn toàn trong tương lai gần
Hé lộ sự thật đáng báo động: Vì sao ngày càng nhiều vận động viên thể hình chuyên nghiệp đột ngột qua đời?
4 thói quen rửa bát tiềm ẩn nguy cơ ung thư: Cái cuối cùng người Việt rất hay mắc phải
Cột tin quảng cáo