Nhiều bà nội trợ cho rằng việc nước hầm thịt, xương sủi bọt là do lợn nhiễm hóa chất. Đâu mới là sự thật.
Sự thật đằng sau những nồi nước luộc thịt đầy bọt
Có nhiều người cho rằng lớp bọt được sủi lên đơn thuần chỉ là chất đạm chứa trong thịt khi đun sôi thì kết tủa tạo thành bọt. Nhưng số khác lại cho rằng hiện tượng này là do thịt có chứa chất tạo nạc hoặc đã bị ôi thiu.
Các chuyên gia dinh dưỡng lý giải rằng, hiện tượng nổi bọt khi luộc thịt lợn (hoặc hầm xương) có thể coi là do một phần chất bẩn có trong thịt, xương. Chất bẩn này là do quá trình giết mổ, vận chuyển, bảo quản chứ không thể khẳng định là thịt có nhiễm chất hóa học được.
Khi nấu chí ít chị em cũng cảm thấy nó bẩn, thì việc vớt đi lớp bọt đó hoàn toàn đúng.
Bên cạnh đó thì việc những lớp bọt nổi lên trên mặt nồi nước hầm xương (thịt) cũng một phần là do quá trình chăn nuôi tạo nên. Vì hầu hết số lượng cung ngày càng lớn nên các trang trại không thể nào nuôi theo mô hình truyền thống nữa. Mà tất cả đều được nuôi theo mô hình công nghệ mới. Môi trường bị ô nhiễm hơn, đặc biệt sự thúc thịt của người nuôi cũng làm cho thịt lợn ngày càng giảm chất lượng rõ rệt.
Vậy nên, các chị em cứ yên tâm với những nồi thịt (xương) hầm nổi lớp váng bọt bên trên, vì các chuyên gia đã chỉ ra cách giúp loại bỏ được mối nguy hại này. Chỉ cần thực hiện đúng không chỉ loại bỏ được váng bọt mà còn giúp cho nồi nước hầm thêm hấp dẫn.
Những điều cần nhớ khi hầm thịt (xương)
Để có được một nồi thịt hầm thơm ngon đúng điệu, trước tiên chúng ta phải chọn những loại thịt phù hợp nhất. Sau đó cần phải rửa thịt thật sạch bằng nước, nếu có thể ta có thể rửa thêm bằng nước muối để loại bỏ chất bẩn; bằng rượu trắng để loại bỏ mùi hôi.
Dùng một nồi nước giấm vừa phải nấu cho sôi để trần sơ thịt, loại bỏ chất độc hại sau đó rửa lại với nước lạnh thêm một lần nữa.
Nấu 1 nồi nước sôi khác, bỏ miếng thịt vào và bắt đầu luộc cho đến khi chín. Ai muốn thịt thơm ngon thì thả thêm vào nồi một vài củ hành khô đã bóc vỏ, đập dập (việc này giúp nước luộc và miếng thịt được thơm hơn).
Trong thời gian đợi thịt chín và mềm các chị em tuyệt đối đừng đậy nấp lại vì sẽ không vớt được lớp bọt bên trên mặt nồi, hơn nữa cũng làm cho nồi nước không được trong và hấp dẫn.
Cách chọn thịt lợn tươi ngon, không hóa chất
Thịt là món ăn phổ biến trong gia đình, tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chọn thịt tươi ngon, chất lượng.
Thịt lợn bệnh
Lợn bệnh thường có nội tạng, da và thịt đỏ hơn bình thường, hay bị tụ máu. Khi ấn vào thịt hay bị nhão, không có độ đàn hồi, quá cứng hoặc quá nhão, dịch tiết nhiều, ngửi thấy mùi kháng sinh.
Ở một số con lợn bị bệnh khác, thịt có thể mang một màu vàng khác thường, nội tạng cũng có màu đen sậm do bị xuất huyết và tụ huyết lốm đốm.
Thịt lợn có hàn the
Theo các chuyên gia, thịt lợn có tẩm hàn the thường thấy rất cứng, nhưng lại khô, thớ thịt không săn chắc, không dính, màu nhìn khá tươi.
Tuy nhiên, khi cắt miếng thịt có hàn the sẽ thấy nhão, rỉ dịch và có mùi không tươi nhu bình thường, khi rửa sẽ thấy thịt chuyển sang màu nhạt dần, mùi tanh vì ngâm phẩm màu pha tiết lợn.
Thịt lợn ôi, lợn chết
Thịt lợn chết thường có mùi khó hôi khó chịu, bì bị tím bầm và nước luộc đục, không thơm, khi thái có máu vì lợn chết trước khi bị chọc tiết nên có nhiều máu tụ.
Đối với thịt lợn ôi, do để lâu ngày nên sẽ có màu ngả xanh, nội tạng bốc mùi hôi thối, có màu vàng sậm, nhăn nheo, dễ phân hủy.
Thịt lợn có chất tạo nạc
Thịt lợn nuôi bằng hóa chất tạo nạc thường sẽ có da căng bất thường, sờ có cảm giác bị bí nước bên trong, lớp mỡ dưới da rất mỏng, lỏng lẻo, khi thái miếng thịt không chắc.
Ngoài ra, lợn nuôi bằng chất tạo nạc dễ bị tách rơi giữa nạc và mỡ, màu đỏ bất thường, khi ăn thường rất khô, không thơm mùi thịt tự nhiên.
Theo Linh/Khỏe & Đẹp