Đời sống

Sữa đậu nành dù bổ, nhưng 9 đối tượng này không nên uống vì không tốt cho sức khỏe

Đậu nành là một loại thực phẩm thiên nhiên, có giá trị dinh dưỡng cao, tuy nhiên, không phải ai cũng nên sử dụng thường xuyên loại đồ uống này.

Mua cà chua về đừng vứt ngay vào tủ lạnh, làm cách này mới bảo quản được lâu nhất / Bảo quản tỏi đúng cách để cả năm không hỏng mà vẫn giữ nguyên mùi vị

Đậu nành là một loại thực phẩm thiên nhiên, có giá trị dinh dưỡng cao, mùi vị thơm ngon, dễ uống, dễ hấp thu. Ngoài tác dụng thanh phế, tiêu đờm nó còn có tác dụng làm giảm mỡ máu, giảm huyết áp đối với những người có huyết áp cao.

Nhiều người lựa chọn sữa đậu nành như một thức uống bổ dưỡng, thậm chí họ uống sữa đậu nành thay nước.Mặc dù tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể thưởng thức loại đồ uống ngon lành này, nhất là vào bữa sáng. Dưới đây là những đối tượng không nên uống sữa đậu nànhmà chúng ta nhất định phải biết.

Empty

Người códạ dày yếu

Đối với những người có dạ dày yếu không chỉ hạn chế uống sữa đậu nành mà còn hạ chế ăn uống các sản phẩm khác từ chế phẩm của đậu nành. Nguyên nhân là vì sữa đậu nành có tính lạnh mà dạ dày yếu mà uống sữa sẽ dễ bị ợ hơi, khó tiêu.Không những vậy, những người đang bị các vấn đề vè tiêu hóa như: đau bụng, tiêu chảy cũng không nên uống. Vì dưới tác động của enzyme, sữa đậu nành sẽ tạo ra khí khiến cho tình trạng bệnh càng thêm nghiêm trọng.

Người bị viêm dạ dày

Sữa đậu nành không thích hợp cho những ai bị viêm dạ dày cấp và mãn tính. Sữa đậu nành sẽ khiến cho Axit trong dạ dày bị dư thừa sẽ rất dễ bị đầy hơi, khi đó bệnh tình sẽ càng nghiêm trọng hơn.

Người bị loét dạ dày và viêm thận

Những người bị loét dạ dày tốt nhất không nên uống sữa đậu nành bởi một chút đường trong sữa cũng đủ khiến cho những ai bị căn bệnh này đầy bụng, ợ hơi và các triệu chứng khác.

Những người bị viêm dạ dày và suy chức năng thận nên cần một chế độ ăn Protein thấp trong khi sữa đậu nành và các sản phẩm từ đậu lại rất giàu Protein, các chất chuyển hóa của nó sẽ làm tăng gánh nặng cho thận.

Empty
Ảnh minh họa.

Ngườibị bệnh gout

Bệnh gout là bệnh do rối loạn chuyển hóa purine gây ra. Đậu nành rất giàu purine, vì thế những người bị bệnh gout cũng là một trong nhữngđối tượng tuyệt đối không uống sữa đậu nành.

Người thiếu kẽmkhông nên uống đậu nành

Đậu nành có chứa các chất ức chế như saponin và lectin đều không phù hợp với những người đang bị thiếu chất kẽm. Nếu bạn thích uống sữa đậu nành thì nên đun nóng trước khi uống và nếu dùng thường xuyên thì nên bổ sung nguyên tố vi lượng kẽm đầy đủ.

Ngườiđang dùng thuốc kháng sinh

 

Sữa đậu nành không được dùng chung với erythromycin và các thuốc kháng sinh khác, vì hai loại này sẽ có phản ứng hóa học. Một số loại thuốc có thể phá hủy các chất dinh dưỡng trong sữa khác chẳng hạn như tetracycline, erythromycin và các kháng sinh khác. Thời gian tốt nhất để uống sữa đậu nành là sau khi uống thuốc kháng sinh hơn 1 tiếng.

Empty

Ngườiuống nhiều sữa đậu nành

Trong thời kỳ mang thai và đang cho con bú, chỉ nên sử dụng ít và dùng khi thấy cần thiết. Nếu dùng nhiều đậu nành khi mang thai có thể nguy hiểm đến sự phát triển của thai nhi.

Các nghiên cứu mới đây đã chứng minh rằng, do đậu nành có chứa nhiều genistein là một hormon thiên nhiên nguồn gốc thực vật (phytohormone), có thể tương tranh với estrogen trong cơ thể người phụ nữ, làm ảnh hưởng quá trình trưởng thành của trứng.

Khi trứng đã kết hợp được với tinh trùng, thành phôi thì chất này gây khó khăn cho sự phát triển của phôi và là nguyên nhân gây sảy thai hoặc vô sinh.

 

Người tỳ vị hư hàn

Theo y học cổ truyền, sữa đậu nành có tính thiên hàn, hoạt lợi nên sẽ không thích hợp với những người tỳ vị hư hàn bởi sau khi uống sẽ gây đầy bụng, ợ chua, ợ hơi, dễ bị đi ngoài.

Người mới phẫu thuật

Sức đề kháng của những bệnh nhân sau khi phẫu thuật hay người đang bị ốm thường yếu, chức năng tiêu hóa cũng không hoạt động tốt. Do đó, tốt nhất là không uống sữa đậu nành lạnh khi đang trong thời gian hồi phục vì dễ bị buồn nôn, tiêu chảy và các triệu chứng dạ dày khác.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm