Đời sống

Tác dụng chữa bệnh của cây cỏ mực

DNVN – Cỏ mực là loại cây nhỏ, thân thảo, mọc tự nhiên và rất dễ sinh trưởng nên có thể bắt gặp ở nhiều nơi. Ngoài việc được sử dụng để cầm máu trong dân gian, cây cỏ mực còn là vị thuốc tuyệt vời có thể điều trị được nhiều bệnh lí khác.

Những bài thuốc dân gian trị ho hiệu quả / 5 bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả, người bệnh không cần phẫu thuật

Cỏ mực còn được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như cỏ nhọ nồi, hàn liên thảo,… Thường mọc đứng hoặc mọc bò, cao khoảng 40 – 50 cm, thân màu xanh lục hay đỏ tía. Lá mọc đôi xứng và có hoa màu trắng thường mọc ở kẽ lá hoặc ngọn thân.
Hoa cỏ mực có màu trắng

Hoa cỏ mực có màu trắng

Việc sử dụng cây cỏ mực để chữa bệnh được áp dụng nhiều trong các bài thuốc nam và mang lại hiệu quả tốt và an toàn.

Trị tưa lưỡi
Nguyên liệu:
- 4g cây cỏ mực
- 2g lá hẹ tươi.
Cách làm:
-Cỏ mực và lá hẹ tươi sau khi rửa sach thì đem giã nhuyễn.
- Vắt lấy nước cốt, sau đó hòa với mật ong.
- Chấm hỗn hợp lên lưỡi, cách 2 giờ một lần.
- Kiên trì thực hiện đều đăn trong một tuần.
Trị tiểu ra máu
Nguyên liệu:
- Cây cỏ mực và mã đề với lượng tương đương nhau.
Cách làm:
- Rửa sạch cây cỏ mực và lá mã đề, sau đó giã lấy nước uống.
- Mỗi ngày 3 chén, uống trước khi ăn và dùng đều đặn trong một tuần.
Chảy máu cam

Cỏ mực trị chảy máu cam

Cỏ mực trị chảy máu cam

Nguyên liệu:
- 30g cỏ mực.
- 10 g trắc bá diệp.
- 15 g lá sen.
Cách làm:
- Rửa sạch nguyên liệu sau đó đem đun sôi.
- Lấy nước uống khoảng 3 – 4 lần.
Điều trị trĩ
Nguyên liệu:
- Một nắm cỏ mực (lấy nguyên rễ).
- Một chén rượi nóng.
Cách làm:
- Rửa sạch sau đó giã nhuyễn một nắm cỏ mực, sau đó cho vào chén rượi nóng.
- Vắt lấy nước uống còn bã thì đắp vào chỗ trĩ.
Một số lưu ý khi sử dụng cỏ mực
- Có mực kỵ với người bị tiêu chảy, thương hàn.
- Tuyệt đối không dùng cho phụ nữ có thai.
Tuệ Tâm (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm