Tác dụng của cây kim tiền thảo trong việc chữa sỏi thận
Ăn đêm chắc gì đã béo, ăn sáng nhiều chắc gì đã tốt cho sức khỏe / 9 lợi ích cho sức khỏe từ vỏ quả lựu ít ai biết
Cây thuốc nam kim tiền thảo còn có tên gọi khác là bạch nhĩ thảo, phật nhĩ thảo, mắt trâu, vảy rồng,…
Theo Vietnamgateway.org.vn đây là nguồn dược liệu quan trọng để chữa sỏi mật, sỏi thận, bàng quan, bệnh về thận, khó tiêu. Người xưa thường dùng thân cây kim tiền thảo tươi hoặc phơi khô rồi sắc nước uống hoặc pha chè.
Cây kim tiền thảo là cây họ đậu, rễ có nhiều nốt sần chứa vi khuẩn cố định đạm cộng sinh. Cây thuộc dạng sống bò lan trên mặt đất, có khi bò cao khoảng 30-50cm, có nhiều đốt, mỗi đốt cách nhau 2-3cm. Cây kim tiền thảo có vỏ màu nâu có lông màu hung, dai và dễ bóc.
Cây kim tiền thảo có hoa màu tím, mọc thành chùm ở kẽ lá, lông vàng. Hoc mọc khít nhau, quả đậu nhỏ và mùa hoa thường nở từ tháng 3 tới tháng 5.
Cây thường sống ở các vùng núi trung du nơi độ cao dưới 600m so với mực nước biển. Cây kim tiền thảo thường sống nơi nhiệt độ nóng ẩm, đất ít chua, nơi bóng râm hay ánh sáng đều phát triển tốt. Cay sống lâu năm, tái sinh hạt.
Theo Thầy thuốc của bạn, tùy theo từng loại và nơi sống mà cây kim tiền thảo được phân loại ra để chữa các bệnh khác nhau như:
Cây đại kim tiền thảo Tứ xuyên thì được dùng để trị sỏi ở gan và mật.
Cây tiểu kim tiền thảo Tứ Xuyên thì dùng trị bệnh lỵ, ghẻ lở và các bệnh ở mắt.
Kim tiền thảo Quảng Đông thì dùng trị các bệnh về sỏi, mật và thận.
Kim tiền thảo Giang Tây thường dùng trị các bệnh viêm thận, sỏi thận.
Kim tiền thảo Giang Tô thì lại đường dùng để chữa sỏi bàng quang.
Cũng theo trang Chuthapdo.org.vn, kim tiền thảo là loại cây thuốc nam với nhiều công dụng như lợi tiểu, kháng viêm, hạ huyết áp, thường được dùng trong các bài thuốc chữa sỏi thận, khó tiêu và các bệnh đường tiết niệu.
Theo Đông y, loại cây này có tính mát, nhằm thanh nhiệt giải độc. Y văn có đoạn đoạn viết về cây kim tiền thảo là “khu phong tán độc, nước sắc thuốc rửa các loại nhọt ghẻ rất thần hiệu”. Trong y học hiện đại, cây kim tiền thảo có tác dụng rất rõ như tăng bài tiết mật, giảm đau ống mật, lợi mật. tăng lưu lượng máu ở thận, tăng tuần hoàn não và các động mạnh đùi…
Kết hợp với một số cây thuốc nam như râu quắp, atiso,…để tăng hiệu quả công dụng chữa bệnh đường tiểu, đào thải acid uric qua đường tiểu. Trong kim tiền thảo cũng có chứa hoạt chất soyasaponin I được chứng minh là có tác dụng ức chế sự hình thành sỏi calci axalat ở thận.
Kim tiền thảo có tác dụng tốt với hệ tim mạch
Kim tiền thảo giúp tăng lưu lương mạch vành và giúp tim đập chậm lại từ đó giảm mức tiêu thụ oxi của cơ tim.
Trong kim tiền thảo có chứa thành phần flavonoid giúp hạ huyết áp. Kim tiền thảo còn có tác dụng tránh việc thiếu máu cơ tim thể hiện trên điện tâm đồ và rối loạn nhịp tim.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây thuốc nam kim tiền thảo
Chữa bệnh thận
Dùng 40g kim tiền thảo kết hợp với mộc thông, ngưu tất, mỗi loại 20g; 10g dành dành, 10g chút chít rồi sau đó sắc lên uống mỗi ngày/1 thang.
Chữa sỏi đường tiết niệu
Dùng 40g kim tiền thảo, tì giải 20g, mã đề 20g, trạch tả, uất kim, ngưu tất, mỗi vị 12g cùng với 8g kê nội rồi sắc lên uống mỗi ngày 1 thang.
Kim tiền thảo chữa sỏi đường mật
Dùng 30g kim tiền thảo, 15g chỉ xác (đã sao khô), xuyên luyện tử, hoàng tinh, sinh địa hoàng, mỗi vị 10g rồi đem sắc lên mỗi ngày uống 1 thang.
Kim tiền thảo có tác dụng hỗ trợ trị bệnh trĩ
Dùng 100g kim tiền thảo tươi sắc uống. Dùng từ 1 đến 3 thang cho tới khi hết đau sưng ở phần trĩ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
10 triệu mỗi tháng gửi về chăm bố mẹ chồng, nhưng ngày về thăm quê, nhìn mâm cơm nghèo nàn, tôi lặng người
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn
Loài côn trùng nằm dưới hang sâu, được xem như 'lộc trời cho', xưa không ai thèm ăn nhưng nay là đặc sản, giá 200 nghìn đồng/kg