Đời sống

Tác dụng phụ đáng sợ của ngải cứu, không phải ai cũng biết

Theo Đông y, rau ngải cứu là loại cây thuốc chữa bệnh, nó có thể giúp xoa dịu những cơn đau cơ, giúp tuần hoàn máu, giảm đạu bụng, an thai tốt….

Sai lầm khi bế trẻ sơ sinh nhiều bố mẹ mắc phải / 13 sai lầm thường gặp khi chế biến trứng làm mất hết chất dinh dưỡng

Những tác dụng phụ khi ăn nhiều ngải cứu

Trong ngải cứu có dược tính cao nên ngải cứu cũng có nhiều tác dụng phụ. Với một số người, nếu dùng ngải cứu quá nhiều có thể gây ra ngộ độc, thần kinh làm cho dây thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức dẫn tới chân tay run giật cục bộ hoặc co giật. Nó có thể khiến cho bạn bị hoa mắt chóng mặt, ảo giác, nói sảng..

Theo các chuyên gia Đông y thì người khỏe mạnh bình thường chỉ nên ăn ngải cứu từ 1-2 lần/tuần. Nếu như bạn không có bệnh, không nên sử dụng nước sắc ngải cứu, như một thứ nước uống thường xuyên giống như nước trà.

Tác dụng phụ khi ăn nhiều ngải cứu

Tác dụng phụ khi ăn nhiều ngải cứu.

Những người không nên ăn ngải cứu

Không tốt cho người bị viêm gan: Với những người mắc bệnh gan tinh dầu trong ngải cứu là thành phần có tác dụng chữa bệnh, nhưng cũng là một thành phần có độc tính. Khi bạn ăn vào có thể gây nên rối loạn chuyển hóa của tế bào gan, dẫn tới viêm gan cấp tính do trúng độc và viêm gan vàng da, khiến cho gan to, nước tiểu đục, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Không ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ: Do ngải cứu có tính co bóp tử cung mạnh nên những người phụ nữ mang thai thời kỳ 3 tháng đầu không nên dùng ngải cứu dễ gây sảy thai.

Tác hại của rau ngải cứu

Tác hại của rau ngải cứu.

Người bị rối loạn đường ruột cấp tính: Khi bạn dùng ngải cứu bạn thường xuyên phải đi tiểu. Chính vì vậy, nếu như bạn đang bị rối đoạn đường ruột thì không nên ăn ngải cứu hoặc uống nước ngải cứu sẽ khiến cho tình trạng nhuận tràng buồn tiểu tăng lên. Việc mất nước khiến cho cơ thể bạn mệt mỏi dễ gây hoa mắt chóng mặt, đột quỵ.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm