Đời sống

Tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc chống say rượu quý ông cần biết

Nhiều người trước khi uống rượu thường có thói quen uống thuốc chống say rượu, tuy nhiên nếu lạm dụng thuốc này sẽ có nguy cơ ung thư gan.

5 thói quen trong mùa Đông gây tổn hại sức khỏe, có thể đột tử / Mẹo nấu xôi ngô dẻo thơm, ấm bụng cho bữa sáng đầu tuần

Trước đó, thông tin với báo giới, Bộ Y tế cho biết, những nghiên cứu mới nhất cho thấy, Việt Nam đang là nước sử dụng rượu bia ở mức cao báo động khi đứng thứ 2 trong khu vực, đứng thứ 10 Châu Á và thứ 29 trên thế giới.

Theo con số thống kê tính đến tháng 1/2016 Việt Nam tiêu thụ khoảng 3,4 triệu lít và 70 triệu lít rượu. Đặc biệt, thống kê còn cho thấy, mỗi năm Việt Nam còn tiêu thụ khoảng 200 triệu lít rượu không chính thống được nấu ở trong dân. Nếu tính trung bình, một người nam giới trưởng thành uống khoảng 27,4 lít cồn nguyên chất, đây là con số rất đáng báo động và là một trong số những quốc gia đứng hàng đầu thế giới về tỷ lệ này.

Đặc biệt, uống rượu bia không chỉ tăng ở nam giới mà tăng cả ở nữ giới. Hiện, không có quốc gia nào sử dụng rượu bia ở mức nguy hại cao (77,3%) như ở Việt Nam, đó là lý do vì sao tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến rượu bia ở nước ta ngày càng gia tăng.

Tình trạng uống rượu bia tại Việt Nam đang ở mức báo động. Ảnh minh họa
Tình trạng uống rượu bia tại Việt Nam đang ở mức báo động. Ảnh minh họa

Nguy cơ ung thư gan

Uống rượu bia nhiều đã là một nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp tới sức khở người dùng, điều đáng quan ngại hơn đó là nhiều người để chứng tỏ mình uống được rượu và tránh mệt mỏi do rượu gây ra đã nhờ đến thuốc chống say rượu. Tuy nhiên, nếu thường xuyên sử dụng thuốc chống say rượu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ra một số bệnh căn bệnh nguy hiểm.

Theo các chuyên gia giải thích, trong 5 phút sau khi uống rượu, chất ethanol trong rượu bắt đầu xâm nhập vào các mạch máu. 30 đến 120 phút tiếp theo là khoảng thời gian ethanol tiếp tục lan truyền đến các bộ phận khác trong cơ thể. Và đây cũng là lúc chất cồn “ngấm” vào não, tạo ra cảm giác say.Và khi dùng thuốc chống say, chúng ta đã vô tình giữ lại những chất độc mà cơ thể đang cố gắng vận dụng cơ chế tự bảo vệ để đào thải ra ngoài.

Thuốc chống say rượu có ảnh hưởng rất xấu đến chức năng gan, khi phối hợp với rượu sẽ gây kích ứng niêm mạc dạ dày, chảy máu đường tiêu hóa.Nếu nồng độ paracetamol trong máu quá cao, vượt quá khả năng khử độc của gan, chất độc sẽ tích lũy lại, gây hoại tử tế bào gan.Nếu lạm dụng loại thuốc này, chất độc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương và gan…lâu dần gây ra những căn bệnh xơ gan, ung thư gan...

Đặc điểm chung của những thực phẩm chống say rượu bia là thành phần có chứa các loại vitamin nhóm B, vitamin C, acid succinic, acid fumaric, glucose và một số khoáng tố. Do đó, rượu sau khi hấp thu vào cơ thể sẽ đi vào từng tế bào và chuyển hóa thành aldehyd. Đây là một chất rất độc, nguyên nhân gây ngộ độc gan ở người nghiện rượu.

Vì vậy các loại thực phẩm chống say này đều được giải thích theo cơ chế làm giảm lượng aldehyd tồn tại trong cơ thể khi uống rượu bằng cách làm chậm sự chuyển hóa cồn thành aldehyd. Đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển hóa aldehyd thành CO2 và H2O không độc hại với cơ thể nhằm chống váng đầu, nôn mửa. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều người cho biết có uống “thuốc” chống say nhưng vẫn bị choáng váng, nhức đầu, buồn nôn…

Gây ảo giác

Có một số loại thuốc chứa vitamin như B1, B6 và một số axit khác để chuyển hoá rượu. Tuy nhiên, nhìn chung đây là thuốc hỗ trợ dinh dưỡng. Có người say rượu uống thuốc vào có cảm giác buồn nôn, bần thần, buồn ngủ và sợ rượu. Chính ảo giác tưởng cai được rượu khi uống thuốc khiến nhiều người lạm dụng nó.

Nguy cơ ung thư gan vì thuốc giải rượu. Ảnh minh họa

Nguy cơ ung thư gan vì thuốc chống say rượu. Ảnh minh họa

Do đó, theo nhận định của các chuyên gia, thuốc gì cũng vậy, không nên dùng quá nhiều. Mỗi lần điều trị phải có liều lượng và thời gian nhất định. Rượu vào không những ảnh hưởng đến gan mà cả não. Cộng thêm lạm dụng thuốc giải sẽ khiến người uống sa sút nhận thức, rối loạn hành vi.

Đặc biệt, rượu, bia dù uống ít hay nhiều, đều là chất độc có khả năng phá hoại hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Hai cơ quan chịu đựng nhiều nhất tác hại của rượu chính là hệ thần kinh trung ương và gan. Khi say lại uống thêm thuốc chắc chắn sẽ gây tương kỵ hoá học không tốt. Nếu phải uống bia, rượu, hãy uống vừa phải, biết điểm dừng. Không nên biến rượu, bia thành bạn hàng ngày. Tốt nhất khi say nên nghỉ ngơi, uống một số nước dân gian hay dùng để giải độc như nước chanh, nước sắn dây sẽ có tác dụng giải rượu rất tốt.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm