Tác dụng tuyệt vời của quả phật thủ với sức khoẻ
13 tác dụng kỳ diệu của lá đu đủ mà nhiều người không biết / Bất ngờ với tác dụng chữa bệnh thần kỳ của... lá xoài
Quả phật thủ dịch ra là “quả tay Phật” mang ý nghĩa tâm linh, còn có tên phúc - thọ - cam, là biểu tượng sự may mắn. Phật thủ có dáng vẻ và màu sắc sáng đẹp tỏa hương thơm ngát và lâu bền, vì thế nó có vị trí trang trọng trong mâm ngũ quả ngày Tết trên bàn thờ tổ tiên. Sau Tết, nhiều người không biết dùng phật thủ để làm gì hoặc dùng tùy tiện nên rất phí phạm. Thực ra, phật thủ là vị thuốc được sử dụng nhiều trong Đông y.
Quả phật thủ tốt cho sức khoẻ. Nguồn ảnh: Internet
Cây phật thủ có tên khoa học Citrus medica var. sarcodactilis (Noot) Swingle. Họ cam quýt (Rutaceae). Quả phật thủ dùng làm thuốc phải hái khi vỏ còn xanh hoặc ngả vàng, thái lát dọc phơi khô (phật thủ phiến) và bảo quản trong bình kín. Theo Đông y, phật thủ tính ôn, vị cay, đắng, chua. Vào 2 kinh tỳ, phế. Tính năng điều khí toàn cơ thể, hoà trung, kiện vị, giảm ho, long đờm. Ngày dùng 3 - 6g dạng bột và thuốc sắc. Chủ trị các bệnh ở gan, dạ dày, tức ngực, khó thở, đầy bụng, buồn nôn, tiêu hoá kém, ho đờm nhiều. Cây phật thủ thân, lá, vỏ quả đều chứa tinh dầu, hoạt chất như lisnonoid, hesperosid…; nhiều vitamin B1, B6, B12, C, E… và khoáng chất như kẽm, canxi, sắt, selen…
Tác dụng của quả phật thủ với sức khoẻ
Tốt cho sức khỏe phụ nữ
Quả phật thủ đóng vai trò quan trọng trong việc giảm đau bụng kinh, chuột rút và khí hư bất thường. Nguyên nhân là do phật thủ có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa mạnh mẽ. Để khắc phục các vấn đề này có thể sử dụng trà quả phật thủ phơi khô như một loại thức uống hàng ngày.
Tăng khả năng miễn dịch
Phật thủ có công dụng tăng cường sức đề kháng, cải thiện các triệu chứng của bệnh cảm lạnh. Thêm vào đó, loại quả này còn giúp bảo vệ cơ thể chống lại virus, vi khuẩn và các tác nhân gây hại từ bên ngoài.
Điều hòa huyết áp
Quả phật thủ giúp thư giãn, cải thiện tuần hoàn máu, điều hòa huyết áp. Ngoài ra, phật thủ còn giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch như đau tim, xơ vữa động mạch và đột quỵ.
Viêm khí quản mạn tính
Chỉ việc lấy 6g quả phật thủ khô, bán hạ chế gừng (tẩm nước gừng sao vàng) 6 g, sắc với nước, pha thêm chút đường để uống.
Chữa đau dạ dày
Phật thủ tươi 15 – 20g hoặc 6 – 10g phật thủ khô, thái lát thật mỏng hoặc tán vụn, cho vào ấm, pha nước sôi vào, đậy nắp kín như pha trà, để 10 – 15 phút sau rót ra uống lúc nóng. Ngày uống một thang, uống rải rác trong ngày thay nước trà.
Chữa đau bụng do tỳ vị hư hàn
Phật thủ tươi 100 g (khô 40 g), rượu trắng 1 lít. Phật thủ thái nhỏ, ngâm với rượu ít nhất 15 ngày. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 5-10 ml.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 23/1/2025 của 12 con giáp: Quý nhân giúp tuổi Mão, tuổi Tuất cẩn trọng hơn
Sau ngày 23 tháng 1: 3 con giáp đón vận may giàu sang, thịnh vượng, cuộc sống thăng hoa
Loại hạt 'kim cương đỏ', Việt Nam trồng nhiều: Là ‘đồ ăn siêu cấp’, bán đắt gấp 10 lần ở trời Tây
Gia đình xuống dốc, dòng tộc khó hưng thịnh nếu con cháu xuất hiện những đặc điểm này, cần chấn chỉnh ngay trước khi quá muộn
Loại hạt được ví như ‘hạt trường sinh’, xưa ở Việt Nam rụng đầy gốc nay trở nên đắt đỏ cả thế giới yêu thích
Người xưa dạy cách nhìn người: “Ngựa nhìn bốn vó, người nhìn bốn tướng” là “bốn tướng” nào?