Tác dụng tuyệt vời của quả vải, những ai cần hạn chế ăn?
Phòng điều hoà nhất định phải lắp thêm một thứ này, đảm bảo vừa tiết kiệm điện lại bảo vệ sức khoẻ / 10 loại đồ uống rất tốt cho sức khoẻ ít ai biết đến
Lương Y Bùi Hồng Minh – Phòng chẩn trị y học Phúc Minh Đường – Ba Đình, Hà Nội cho biết theo sách những vị thuốc cây thuốc Việt nam của giáo sư tiến sĩ Đỗ tất Lợi, vải có thể gọi cách khác là quả đan chi. Thành phần hoá học của vải gồm glucozo 66%, sacarozo 5%, protein 1,5%, chất béo 1,4% và các vitamin A, B, C …
Vải có vị ngọt, hơi chua tính bình hay ôn (nóng) không độc có tác dụng nuôi huyết, hết phiền khát tiêu thũng, chữa được các chứng mụn nhọt, đậu mọc de (bệnh đậu mùa), vải còn giúp cải thiện nhan sắc.
Y học hiện đại cũng khẳng định cùi vải chứa nhiều hợp chất flavonoid và các chất kháng ôxy hóa. Những chất này có chức năng kháng ung thư. Đối với những bệnh nhân ung thư đang được hóa trị liệu (chemotherapy) thì trái vải còn có tác dụng bảo vệ cơ thể trước những tác động có hại của phương pháp điều trị này.
Một vài trường hợp vải có thể chữa chứng chảy máu cam. Ví dụ liều dùng 10 đến 16 gam dạng phơi sấy khô hàng ngày.
Ảnh minh hoạ.
Ngoài ra, căn cứ vào tính vị qui kinh và tính năng tác dụng nêu trên nên nhiều người ăn nhiều sẽ nóng sinh mụn nhọt có thể phát ban gây phiền táo.
Do vậy người có máu nóng nhiệt không nên ăn nhiều có ăn ngày 5 - 6 quả là vừa. Người có máu Hàn ăn có thể nhiều hơn nhưng không ăn quá 10-15 quả ngày.
Người ăn quá nhiều vải có thể buồn nôn vì có quá nhiều đường kết hợp với chua, có bệnh đau dạ dày thì không nên ăn vải lúc đói.
Những trường hợp lưu ý khi ăn vảiTheo lương y Minh các trường hợp sau nên ăn vải hạn chế:
Phụ nữ mang thai nhất là người béo phì, theo nghiên cứu, hàm lượng đường trong vải khá cao. Thai phụ từng mắc bệnh tiểu đường là một trong những đối tượng tránh ăn loại quả này. Hơn nữa, vải còn có tính nóng nên bà bầu cần hạn chế, không nên bổ sung quá nhiều vào cơ thể.
Người bị đái tháo đường cũng không nên ăn vải vì trong 100g vải chứa tới 15.2g đường - đây là hàm lượng vô cùng lớn, nếu người bệnh ăn phải sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao, từ đó ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa glucose, khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Trong cùi trái vải có chứa rất nhiều đường glucoze, ăn nhiều vải khiến lượng đường vào máu vượt quá khả năng hấp thu, chuyển hóa của gan, khiến đường huyết tăng nhanh.
Điều này rất không tốt cho những người bị bệnh tiểu đường, nó có thể gây ra choáng váng, ra nhiều mồ hôi lạnh, buồn nôn, gây sốt cho người bệnh. Do đó, người tiểu đường được khuyến cáo nên hạn chế ăn vải thiều.
Trẻ em cũng hạn chế ăn vải, khi ăn nhiều có thể gây nhiệt miệng, nóng trong người, nổi rôm sảy, mắt tích tụ nhiều ghèn vào mỗi sáng sớm, ho khan.
Hệ tiêu hóa của trẻ em còn rất yếu, chưa hoàn thiện hoàn toàn, do đó quý phụ huynh cần chọn lựa và cân nhắc thật kĩ những loại thực phẩm trước khi cho trẻ ăn. Vì quả vải có vị ngọt thanh nên trẻ em thường rất thích ăn nhưng không vì vậy mà cha mẹ chiều chuộng và để bé ăn quá nhiều.
Nếu cho trẻ nhỏ ăn quá nhiều vải sẽ gây rối loạn trong quá trình chuyển hóa đường, gây nóng trong người dẫn đến khó tiêu, nổi rôm sảy và có thể gây sốt cao. Do đó, chỉ nên ăn khoảng 5-6 quả trong 1 lần ăn là đã cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cửa nhà phạm 'tam đại kị', gia đình làm ăn thất bát, xui xẻo mãi không thể 'ngóc đầu' nổi
Cắm 1 cây kéo vào thùng gạo, nghe lạ nhưng bạn sẽ tiếc hùi hụi vì đã không biết sớm hơn mẹo hữu ích này
Sinh nhật mẹ chồng, lời nói của cháu gái bất ngờ hé lộ bí mật "động trời" khiến tôi choáng váng
Phát hiện khối u trong não, mẹ chồng quỳ xuống cầu xin: Bí mật chấn động sau 5 năm ly biệt
Chồng lén chuyển khoản 100 triệu cho mẹ vợ, tôi "vỡ òa" khi phát hiện bí mật động trời
Tử vi ngày 1/1/2025 của 12 con giáp: Ai sẽ may mắn nhất đầu năm?