Đời sống

Tác hại của cà pháo ít người biết

Cà pháo là món ăn khoái khẩu được nhiều người yêu thích, nhưng những tác hại của cà pháo cũng khiến những người mê món này phải giật mình.

Nên ăn giá đỗ sống hay chần qua nước sôi để thu được nhiều lợi ích và đảm bảo sức khỏe? / Chăm chỉ ăn những loại trái cây này, da vừa đẹp như gái Hàn lại tốt cho sức khỏe

Cà pháo muối là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người. Tuy nhiên, những tác hại của cà pháo được nhắc đến trong bài viết đưới đây không phải ai cũng biết.

Tổng quan về quả cà pháo

Theo Đông y, cà pháo vị ngọt, tính hàn, tác dụng tán huyết, tiêu viêm, chỉ thống, nhuận tràng, lợi tiểu, trị thũng thấp độc, trừ hòn cục trong bụng, ho lao.

Đông y gọi quả cà là di tử hay giả tử, ải qua.

Dân gian còn gọi là cà ghém, cà pháo, cà muối.

Cà pháo còn gọi là cà gai hoa trắng, tên khoa học Solanum torum. Nó là cây nhỏ, lá xẻ thùy nông, có gai. Hoa màu trắng, quả màu trắng đổi màu vàng khi chín. Toàn cây đều có thể dùng làm thuốc.

Cà pháo thường được dùng trị đau cả vùng thắt lưng, té ngã tổn thương; đau dạ dày, đau răng; bế kinh; ho mãn tính. Dùng 10 - 15g rễ, dạng thuốc sắc.

100g cà pháo cung cấp 1,5g protein (có đủ các acid amin cần thiết cho cơ thể), 12mg canxi, 0,7mg sắt, 18mg magiê, 16mg phospho, 22,1g mg kali, 0,3mg kẽm. Ngoài ra nó chứa cả đồng và selen là các vi khoáng quý.

Nhiều loại vitamin như tiền vitamin A, vitamin C (3mg/100g), vitamin B1, B2, PP cũng có trong cà pháo. Riêng phần hạt cà nhiều sợi lông nhỏ, có thể là nguyên nhân gây ho. Tuy nhiên, chưa nghiên cứu nào công bố về tác hại này. Lượng sitosterol không đáng lưu tâm nhưng lại chứa solanin độc. Quả cà chưa chín nhiều solanin hơn quả chín.

Tác hại của cà pháo ít người biết - 1

Cà pháo là món khoái khẩu của nhiều người

Tác hại của cà pháo ít người biết

Trao đổi với VTC News, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh nêu hiện có 3 cách ăn biến cà pháo thành "thuốc độc".

Thứ nhất,ăn cà muối xổi: Cà muối xổi vẫn còn chất solanine gây độc cho cơ thể. Ăn cà xổi còn vị cay và hăng nồng thường hàm lượng nitrat bị chuyển hóa thành nitrit do vi sinh vật có trong nước dưa cà muối tác động, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Thứ hai,ăn cà muối quá nhiều: Cà muối thường mặn, việc ăn quá mặn và ăn trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng tới huyết áp và tim mạch, tăng nguy cơ mắc các căn bệnh ung thư đường tiêu hoá.

Thứ ba,ăn cà muối trong thùng sơn, đồ nhựa tái chế: Thùng sơn khi tận dụng vẫn còn lưu lại các chất phụ gia, chất tạo màu, dung môi... từ sơn. Dưới tác động của acid, muối các chất phụ gia sẽ thôi nhiễm ra, ngấm ngược vào thực phẩm rất nguy hiểm.

 

Nói về cà pháo, Lương y Đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội cho biết, cà xanh có chất độc solanin với liều lượng 2 - 5mg/kg thể trọng, có thể gây triệu chứng ngộ độc. Liều lượng từ 4 - 6mg/kg thể trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Triệu chứng ngộ độc solanine thường xuất hiện trong vòng 8 - 12 giờ sau khi tiêu thụ thức ăn, nhưng cũng có thể diễn ra trong vòng 30 phút khi nạp thức ăn có hàm lượng solanin cao.

"Hiện ở một số nơi mọi người vẫn ăn cà xanh muối xổi, thói quen này không an toàn, có thế gây nguy hại. Cà muối xổi chưa được lên men, chưa đủ độ chua dễ gây ngộ độc", ông Sáng nói.

Ăn cà pháo thế nào để không hại sức khỏe?

Để ăn cà tốt cho sức khoẻ các chuyên gia khuyên:

 

Nên ăn cà đúng vụ

Không ăn cà muối xổi, cà sống

Không ăn quá nhiều cà muối;

Không ăn cà muối có hiện tượng bị khú, nổi váng trắng.

Không ăn cà muối trong các thùng sơn.

 

Nên ăn cà ở mức vừa phải.

Người xưa thường có câu “1 trái cà bằng 3 chén thuốc”, ý nói cà rất độc. Do đó, những người đang bị ốm nếu ăn cà sẽ làm tăng cảm giác mệt mỏi, khó chịu, khiến bệnh nặng thêm.

Vì vậy, người vừa mới ốm dậy, phụ nữ mang thai và phụ nữ sau sinh cần lưu ý khi ăn cà pháo. Phụ nữ sau khi sinh nếu ăn nhiều cà pháo muối sẽ gây bất lợi cho việc tạo sữa. Cả mẹ lẫn con có thể bị ho, khí huyết không thông, có thể gây nhức mỏi.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm