Đời sống

Tác hại đáng sợ của mất ngủ kéo dài

Chỉ cần 2 đêm ngủ không đủ giấc, số lượng của một số loài vi khuẩn quan trọng đã giảm đến 50%.

Những thực phẩm trị mất ngủ hiệu quả / Văn phòng không cửa sổ khiến bạn mất ngủ 46 phút/đêm

Thói quen ngủ không đủ giấc sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe của chúng ta. Nguồn ảnh: GETTY IMAGES

Các nghiên cứu gần đây đã tìm ra mối liên hệ giữa tình trạng ngủ không đủ giấc với những căn bệnh đáng sợ như đột quị, bệnh tim, tiểu đường, béo phì và thậm chí cả một số bệnh ung thư.

Các chuyên gia vẫn chưa hiểu được nguyên nhân vì sao việc ngủ không đủ giấc lại gây ra tất cả những căn bệnh này.

Bên cạnh đó, một nghiên cứu mới được công bố cũng cho thấy thêm một hậu quả nghiêm trọng mà việc ngủ không đủ giấc mang lại là có thể làm thay đổi những vi khuẩn trong ruột chịu trách nhiệm về sự trao đổi chất, từ đó ảnh hưởng đến hàng loạt hoạt động khác trong cơ thể.

Hệ vi sinh vật trong ruột chứa đến hàng nghìn tỷ vi sinh vật sống. Chúng đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể người, hệ thống miễn dịch và giúp cho các chức năng khác của cơ thể hoạt động bình thường”,giải thích của ông Jonathan Cedernaes,nhà nghiên cứu giấc ngủ tại Đại học Uppsala (Thụy Điển).

Nhiều bằng chứng đã chứng minh mối liên hệ giữa hệ vi sinh vật ruột không khỏe mạnh với bệnh viêm ruột, dị ứng, các bệnh thoái hóa thần kinh và các bệnh chuyển hóa bao gồm cả béo phì và tiểu đường.

 

Các nhà nghiên cứu đã theo dõi 9 tình nguyện viên trong khi họ trải qua 2 đêm ngủ ở phòng thí nghiệm. Đêm đầu tiên họ được ngủ 8 tiếng, trong khi đó đêm thứ hai họ chỉ được ngủ 4 tiếng.

Các dữ liệu cho thấy, việc ngủ ít không nhất thiết làm thay đổi tổng số lượng vi khuẩn trong ruột mà một người vốn có. Nhưng việc ngủ ít sẽ làm thay đổi số lượng các chủng vi khuẩn nhất định. Chỉ cần 2 đêm ngủ không đủ giấc, số lượng của một số loài vi khuẩn quan trọng đã giảm đến 50%.

Phát hiện này mang lại ý nghĩa rất lớn vì sự mất cân bằng giữa các chủng loài vi khuẩn trong ruột là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh béo phì.

Vi khuẩn đường ruột là một thành phần tự nhiên rất quan trọng trong cơ thể”, Cedernaes nói:"Chúng phá vỡ các thành phần khó tiêu hóa cũng như giúp chúng ta trích xuất chất dinh dưỡng”.

Bên cạnh đó, một số phát hiện thú vị khác cũng đã được tìm thấy từ cuộc nghiên cứu. Những người tình nguyện tham gia thí nghiệm đã bị suy giảm hấp thụ insulin đến 20% sau khi bị mất ngủ. Đây chính làhiện tượng tiềm tàng có thể gây ra bệnh tiểu đường.

 

Các nhà khoa học thuộc trường Đại học Chicago (Hoa Kỳ) và Giáo sư Shahrad Taheri của trường Đại học Weill Cornell Medical ở Quatar cùng các nhà khoa học ở Đại học Bristol đã nghiên cứu tình trạng khó ngủ,mất ngủ ở con người, và kết luận là có nguy cơ cao gây nên bệnh tiểu đường, nhất là bệnh tiểu đường type 2. Cụ thể:

- Thiếu ngủ kéo dài gây phản ứng căng thẳng cho cơ thể dẫn tới giảm hormone insulin – một loại hormone có tác dụng giảm đường huyết do tế bào tuyến tụy tiết ra. Bên cạnh đó, mất ngủ làm tăng nồng độ noradrenalin vào ban đêm dẫn tới tăng 15 – 30% nồng độ acid béo tự do trong máu.

- Người bị khó ngủ thường có thói quen ăn nhiều làm béo phì gây nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Các chuyên gia nghiên cứu cho thấy, những người mất ngủ kéo dài có thể bị tăng cân khoảng 7-12 kg.

- Những trẻ nhỏ bị khó ngủ, mất ngủ có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn người trường thành.

Trong cuộc khảo sát của Giáo sư Taheri và cộng sự thì mất ngủ kéo dài 6 tháng có thể dẫn tới tình trạng tiền đái tháo đường và mắc bệnh bệnh đái đường loại 2. Đồng thời, các nhà khoa học còn chỉ ra rằng ngủ không đúng giờ còn gây mất cân bằng nội tiết tố và dẫn tới các vấn đề về sức khỏe khác.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm